Thứ Bảy

Âm Dương lệch

Nói đến Âm Dương Lệch, thật ra cũng chỉ là 1 thuyết của Tiết Khí. Vua Chu Công viết là có 24 Tiết Khí, 72 Tiết Hậu. Cứ 5 ngày là 1 tiết hậu, 1 tháng có 6 tiết hậu, 5 x 6 = 30 ngày, như vậy cứ 3 tiết hậu là 1 Khí 15 ngày.

15 ngày này lại tính trong Lục thập hoa Giáp từ Giáp Tí cho đến Quí Hợi, chia ra làm 4. Thành thử cứ tính cách 12 ngày là có 3 ngày Âm Dương "xô đẩy" nhau (từ này trong sách TVH). Những ngày này tại vì tính sẵn trong Lục thập Hoa Giáp nên ta có:

Bính Tí, Đinh Sửu, Mậu Dần
Tân Mão, Nhâm Thìn, Quí Tị
Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân
Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quí Hợi

Để ý rằng các ngày này không dính dáng gì đến sự chuyển tiếp của Tiết Khí mà trong Tử Bình dùng (Lập Xuân qua Kinh Trập, rồi tới Thanh Minh...v.v...) mà chỉ là cách tính "tiết hậu" trong Lục Thập Hoa Giáp mà thôi. Nếu ai học Thái Ất (dương độn, âm độn) thì chắc rõ hơn nhiều.

Thành thử đó cũng chỉ là 1 thuyết để chiêm nghiệm và không nhất thiết chỉ nói đến chuyện "giới tính". Thường là "hôn nhân không thuận" là đề tài. Nhưng thực tế thì nên xem xung khắc giữa các Chi là rõ nhất. Chỉ có 1 trụ ngày thì không xác định được gì. Vì Tử Bình là tính chung toàn diện năm tháng ngày giờ, cung mệnh, đại hạn, lưu niên...và không loại trừ 1 "trụ" nào, nhưng không 1 trụ nào đứng độc lập mà có ý nghĩa chính.

Tứ trụ "thuần dương" hay "thuần âm" cũng thế, là nói trong quan niệm trên. Việc này thường hay nói đến Can, nhưng Chi thì đã rõ là không phải Chi nào cũng thuần. Nếu chỉ nói đến bản khí thì Tị và Ngọ tàng âm dương khác. Nhiều dương quá hay nhiều âm quá thì tính chất cường rất mạnh, nhưng suy thì sụp nhanh chóng, vì nó lộ quá. Nói vậy, không phải thuần âm mà không gọi là không "lộ". Ở đây là nói tính chất thấy rõ của lọai âm hay dương cực mạnh hay thuần tính, tuy rằng 100% là không bao giờ có.

Hình Xung Khắc Hại giữa địa chi

Sau khi xác định cơ bản tính chất của nhật chủ và lệnh tháng không có Ấn Kiêu để sinh trợ cho thân, việc quan sát tứ trụ tiếp tục với sự quan hệ giữa các Địa Chi. Bạn nên thuộc bảng sinh, khắc, hình, hại, phá, hợp, không vong, vì sẽ phải dùng đến trong nhiều phần khác trong cung mệnh, đại vận, lưu niên.

1). Tìm xem mối quan hệ giữa các địa chi trong bốn trụ. Với thí dụ ở phần 1, ta thấy chi Dậu hại chi Tuất:

Năm: Bính Tuất
Tháng: Đinh Dậu
Ngày: Quí Hợi
Giờ: Bính Thìn

Nhắc lại các loại Hình, Hại, Xung, Phá, Hợp đều phải đứng cạnh nhau trong tứ trụ thì mới tính. Như thí dụ trên thì Dậu không có quan hệ gì với Hợi và Thìn, mà chỉ tính Tuất Dậu thuộc loại Hại.

2). Xem mối quan hệ lục thân của các trụ. Căn bản thì các trụ đại diện cho mối quan hệ họ hàng như sau:

Năm: tổ tiên, ông bà
Tháng: cha mẹ
Ngày: Can: chính mình, Chi: chồng, vợ
Giờ: con cái

Với thí dụ Dậu hại Tuất ở 2 cung năm và tháng, có thể cho thấy sự mâu thuẫn hay khó khăn xảy ra giữa ông bà và cha mẹ.

3). Bây giờ là đến phần so sánh các loại hình hại xung khắc giữa tứ trụ và đại vận. Bạn phải biết cách lập đại vận là tính từ tháng. Nam sinh năm dương là dương nam, nữ sinh năm âm là âm nữ, đều tính thuận từ tháng trở đi. Ngược lại, âm nam và dương nữ phải tính ngược. Điều này không nói lên sự việc vận đi thuận là tốt và vận đi nghịch lại là xấu. Hoàn toàn phải dựa vào ngũ hành thuận lợi hay bất lợi thì mới biết là vận thuận hay nghịch vận. Nhưng ở đây ta chỉ chú trọng vào mối quan hệ giữa các Chi với nhau để có một cái nhìn tổng quát. Lại xin nhắc lại rằng không phải Khắc là luôn luôn xấu và Hợp luôn luôn tốt. Đôi khi các kị thần họp lại với nhau thì thân chủ càng thêm mệt, vì sự khắc chế nặng nề, cho dù vận đó trên thiên can xem như là thuận lợi.

Có người chỉ xem địa chi của Vận, không xem thiên can là quan trọng vì cho rằng Can là thứ yếu. Tôi xem cả hai như nhau, nhất là khi Thiên can biểu hiện lại sự xung khắc sẵn có trong tứ trụ. Thí dụ như Nhâm khắc Bính trong trụ, đến vận Nhâm thì điều khắc chế này sẽ xảy ra, cho dù địa chi mang hành dụng thần của mình. Sự khắc chế này giảm thiểu hay mất hẳn đi lại là một phần khác, xin nói rõ sau.

Trở lại tứ trụ của cháu trai và đại vận cùng mối quan hệ giữa các địa chi với nhau:

Năm: Bính Tuất
Tháng: Đinh Dậu
Ngày: Quí Hợi
Giờ: Bính Thìn

2-11 tuổi: Mậu Tuất
12-21 tuổi: Kỉ Hợi
22-31 tuổi: Canh Tí
32-41 tuổi: Tân Sửu

Theo bảng hình hại ta nhận thấy
-Vận Mậu Tuất: Tuất phá Dậu
-Vận Kỉ Hợi: Hợi hình Hợi
-Vận Canh Tí: Tí bán hợp với Thìn thành Thủy cục, và Tí đồng thời cũng phá Dậu
-Vận Tân Sửu: Sửu-Tuất-Thìn là 1 loại tam hình

4). Sau đó là nhận định thêm vài khía cạnh khác thông qua lục thân.

- Vận Kỉ Hợi hình thành loại Hình này ở trụ ngày là có liên quan đến người trong nhà. Hợi cũng là Thủy tức là Kiếp của nhật chủ Quí, thì có thể đoán sự việc xảy ra giữa mình và anh chị em hoặc bà con đang ở trong nhà mình. Trụ ngày với Chi là nói đến chồng vợ, nhưng cũng đề cập đến “nhà” tức là căn hộ mà nhiều người sống chung trong đó một thời gian lâu, không chỉ nói đến chồng hay vợ. Nhất là đại vận Kỉ Hợi này cậu bé mới chỉ 12-21 tuổi thì không nói hẳn được về người vợ. Lại nữa, khi thấy chi của trụ ngày bị hình thì cậu ta không dễ gì lấy vợ sớm khi 20 tuổi. Cũng nên tùy theo vận tuổi mà linh động xét đoán.

- Vận Canh Tí thấy có lọai Phá giữa Tí Dậu, đụng chạm với trụ tháng. Có thể đoán một sự khó khăn hay có vấn đề cãi cọ, xung khắc xảy ra giữa mình và cha mẹ, hoặc giữa mình và một người có chức vị cao hơn mình, bởi vì trụ tháng còn đại diện cho ông chủ, người cấp cao hoặc đại diện pháp luật. Đồng thời Tí bán hợp Thìn là Thủy cục, cũng có thể dễ luận đoán thân chủ sẽ có khuynh hướng ngã về các loại tứ đổ tường, thí dụ như rượu, nghiện ngập. Nếu nhẹ hơn là bị sức ép ở chỗ làm hoặc gia đình. Canh Tí vận ở giai đoạn đang làm việc và xây dựng bản thân nên nghiêng về giải đóan sinh hoạt nghề nghiệp là đúng nhất.

Những người chưa làm quen với Tử bình lâu ngày sẽ rất dễ nhớ phần hình xung khắc hại giữa các chi, vì chúng ta ai cũng thuộc Ngũ hành, 12 địa chi và 10 Can. Đấy là một thuận lợi cho bước đi ban đầu. Những phần khó hơn như thập thần, thần sát, dụng thần, kị thần… v.v… thật ra cũng xuất phát từ các sự liên hệ giữa ngũ hành và can chi. Sau khi nắm vững bảng tứ trụ và đại vận với các bước đi giản đơn như trên, sẽ không khó khăn gì khi bắt đầu học các thuật ngữ mới.

Khi một hành yếu kém...

Khi một hành yếu kém hoặc thiếu hẳn trong tứ trụ, có những mấu quan trọng:

- Hai hành hai bên trực tiếp có tác động mạnh, thí dụ như kim thiếu thì thổ và thủy "lên tiếng", có nghĩa là:

a/ Thổ không có chỗ để tiết khí (để sinh cho) thì sẽ đi khắc Thủy mạnh hơn; giả dụ như ăn học ra trường mà không có chỗ làm thì sẽ làm gì? Có người ra kinh doanh, có người thành công, người thất bại. Trong số thành công mấy ai thích thú thực sự với chuyện mình làm? Người thất bại đổ thừa số phận, hay là xoay trở khó khăn hơn. Nói chữ "khắc" hiểu là như vậy, tức là giải thích nhiều khía cạnh về tâm lý không hài lòng, phải cam tâm gắng chịu, hoặc thiếu phúc đức hơn thì suốt đời lao khổ.

b/ Thủy không có Kim hỗ trợ thì bị lực khắc của Thổ làm cho yếu đi và vì thế mà sinh cho Mộc không đủ, giống như mẹ mà bịnh thì con nhỏ bị lây trước hết. Giống như trên, thí dụ cho thấy điều thiếu may mắn như thế.

Trong tử bình lực đối xung không phải luôn luôn là xấu, ngược lại cần có chúng để sinh tồn (như Thổ và Thủy vậy), tuy vậy, nếu không có bảo hộ thì giống như nhà không có nóc vậy, bạn chạy đi đâu cũng không khỏi nắng.

Khi thiếu 1 hành trong trụ, nói về tính cách của con người là điều trước tiên vì chủ nhân của tứ trụ sẽ kiếm khuyết hẳn đặc điểm đó và sẽ có khuynh hướng "nghịch đảo", đơn giản thôi, đó là vì bản năng sinh tồn của con người là vậy, nếu không được sinh cho thì phải "khắc", phải vất vả, phải tìm kiếm, lao tâm lao lực mới sống được.

Tính cách được hình thành dần dần từ bản khí như thế đậm sâu qua môi trường sinh sống là xã hội, trong đó có gia đình, trừong học, bạn bè. Từ tính cách đó mới tạo nên số phận của bạn, không có gì khó hiểu.

Khi chúng ta còn nhỏ, rất hiếm khi hiểu được Dịch lý, chẳng có ai chỉ dạy điều thuận nghịch của trời đất, xã hội ngày nay Nho học đã tàn nên những điều này xem như là khách quan. Từ một nhân hai, nhân bốn, tiếp nối như vậy, một thế hệ nhanh chóng hình thành một tính cách đại chúng rồi. Có nói nhiều đi chăng nữa, thì lý luận cuả người học Dịch ngày nay khác xa thời trước, vì thế nên mà luận tính cách và số phận tùy thuộc vào môi trường sinh hoạt, cội rễ của nó là gia đình và phương hướng sinh sống, làm việc.

Vậy bậc cha mẹ tìm hiểu Dịch lý rất muốn cân bằng lại cho con cái điều kiếm khuyết này. Như thế nào?

- qua cách đặt tên cũng được, nhưng phải tìm thầy đồ, thầy Nho viết sang tiếng Hán, có ý nghĩa bổ sung thôi, quan trọng là không dài quá, không ngắn quá, không cần "nổ", "kêu" quá cũng không quá khiêm nhường. Để ý đến cách đọc tên, vần bằng trắc có đủ, ý nghĩa của tên là quan trọng nhất.

- lúc còn nhỏ thì cách ăn uống và chỗ ngủ là quan trọng vì thời gian của nó ở phương hướng đó chiếm nhiều nhất. Thiếu hành nào thì chú ý phương hướng của hành đó; thiếu mộc thì ngã về đông, đông bắc, thiếu kim thì để giường ngủ vào cung Đoài, phía Tây mà khỏi cần phải di chuyển hẳn đi nơi khác. Tránh gió lùa ở mé nào thì tùy theo nơi ở, và những điều căn bản nhất về vệ sinh, nhà ở thì cũng tùy chỗ sinh hoạt, nên theo đó là làm để khỏi lệ thuộc thái quá đâm ra "mê tín".

- sức khỏe của những trụ thiếu ngũ hành thường hay mất cân bằng, đầu tiên là hành thiếu, sau đó là hành nó đi khắc và hành khắc nó. Thí dụ: kim thiếu thì mộc và hỏa có tác động lên sức khoẻ, nên trẻ nhỏ hay đau đầu, suy nhược, mạch loạn, nổi ban sớm...

- tìm người có hành thích hợp mà ta thiếu để nương tựa vào, âm thì tìm dương, dương thì tìm âm. Bởi thế nên lâu nay có nhiều cách nói là "bán khoán", "làm con nuôi họ khác"... cũng không ngoài mục đích này. Nhưng phải là một thời gian dài và ở gần mới được. Vì tính cách của người kia sẽ điều hòa lại sự kiếm khuyết bên này. Rất dễ hiểu là ta hay nói đến chữ "đền bù", "lấp đầy"... và cảm thấy rất hài lòng.

Vì khi nói đến sự kiếm khuyết của một người, tại sao không nói đến sự dư thừa của người khác? Cả hai đều có "khuyết điểm" và khi kết hợp được với nhau thì rất tốt cho cả hai. Tất cả mọi việc trong trời đất hài hòa và duy trì được sự sống không ngoài hai mặt khác biệt, nhưng dựa vào nhau mà tồn tại: có nóng có lạnh, có sáng có tối...Không có thái cực nào mà lâu bền.

Tử bình giải thích vòng trường sinh âm dương, thuận nghịch là như vậy. Tại sao không thuận mà nghịch lại để làm gì? Nếu ai nhìn vào Bát quái đồ cho kỹ thì rõ ràng là thấy được điểm "gặp gỡ" của 1 ngũ hành trong vòng âm dương này: chúng tập hợp lại ở cung Đế vượng và Lâm quan.

Hợp hóa giữa các CAN

Giáp - Kỷ hóa Thổ
Ất - Canh hóa Kim
Bính - Tân hóa Thủy
Đinh - Nhâm hóa Mộc
Mậu - Quý hóa Hỏa

Những trường hợp trên có khi hóa thật, có lúc hóa giả, tùy theo Chi. Nếu Can được thông gốc thì hóa thật, ngoài ra là hóa giả. Khi 2 can được yểm trợ đúng từ gốc thì sự hợp hóa hữu tình, thuận lý; hóa giả là chỉ có bề ngoài. Khi can đại vận hợp hóa với 1 can trong tứ trụ mà hóa giả, nên cẩn thận trong quan hệ với nhau, vì hình thức bề ngoài sẽ không phản ánh đúng bản chất đối xử. Mức độ nặng nhẹ tùy theo tứ trụ, tùy theo hóa ra dụng thần hay kỵ thần, hóa ra Quan hay Tài.

Cụ thể hóa hợp thật và giả như sau:
1- Giáp Kỷ
Giáp phải có chi thuộc Thổ hay Hỏa. Quan hệ được sinh ra là hành Thổ, thuộc tính trung chính, tiến triển vững mạnh. Thí dụ: Giáp Tuất và Kỷ Mùi: hóa thật

Nếu Giáp có chi thuộc thủy, mộc hay kim thì Giáp sẽ chú ý đến các quan hệ của cha mẹ, bạn bè hoặc sự nhọc nhằn của công việc và mối quan hệ với Kỷ sẽ lỏng lẻo gượng ép. Thí dụ: Giáp Tí với Kỷ Tỵ: hóa giả

2- Ất Canh
Ất cần có gốc là Thổ hay Kim để hỗ trợ hành hóa là Kim. Nếu hóa thật, Ất sẽ hết lòng phụ trợ cho Canh, gọi là có nhân có nghĩa thật sự. Thí dụ: Ất Sửu và Canh Thìn.

Hóa giả là khi Ất có chi thuộc mộc hay thủy. Thí dụ như Ất Mão và Canh Tí. Đấy là "giả nhân giả nghĩa".

3- Bính Tân
Bính và Tân đều phải có cùng chi thuộc thủy, kim hoặc Thìn. Nếu hóa thật thì hành thủy sẽ được tận dụng khả quan. Đây là hóa uy lực, vào vận cần có Quan hay Sát thì quyền uy vào bậc nhất. Thí dụ Bính Thìn và Tân Hợi.

Bính mà gặp chi thuộc hỏa sẽ khắc Tân kim. Tân mà không có thủy hoặc kim làm gốc thì Tân sẽ phản lại Bính. Thí dụ Bính Ngọ và Tân Sửu. Khi gặp vận này hoặc ngay chính tứ trụ thì làm việc tầm thường, kém thế, phận mỏng.

4- Đinh Nhâm
Đinh và Nhâm cả hai đều phải có mộc hay thủy trợ lực cho hành hóa là Mộc. Quan hệ sẽ rất sâu đậm. Thí dụ như Đinh Hợi và Nhâm Dần.

Hóa giả tạo là khi Nhâm gặp chi thủy và Đinh gặp chi hỏa. Cả hai ngược lại sẽ đấu đá nhau sau một thời gian có hấp lực ngắn ban đầu. Thí dụ Đinh Tỵ và Nhâm Tí.

5- Mậu Quý
Mậu thổ và Quý thủy phải có chi mộc hoặc hỏa làm gốc. Như vậy hành hóa là Hỏa sẽ được mạnh mẽ. Thí dụ Mậu Ngọ với Quý Tỵ.

Cả Mậu lẫn Quý đều gặp chi thủy thì ngược lại, hành thủy quá nhiều, quá hàn lạnh nên hành hóa là hành Hỏa sẽ sớm nguội tan. Vì thế mới nói rằng quan hệ hóa giả này là quan hệ vô tình.

Qua các thí dụ và kiểm nghiệm thực tế sẽ hiểu được tính chất thật của quan hệ hợp hóa; không giống như trong sách chỉ viết ngắn gọn và không giải thích tại sao. Tóm lại, quan trọng là có Chi trợ đúng lực nên Can mới vững. Sự hợp hóa nào cũng thành, tức là có xảy ra, nhưng chỉ khác nhau ở sự phân biệt hóa hữu tình hay hóa vô tình mà thôi.

Diana, công nương xứ Wales

Công nương xứ Wales sinh 1.7.1961, 19:45

SÁT.......KIẾP................THƯƠNG
Tân Sửu - Giáp Ngọ - Ất Mùi - Bính Tuất

Vận: Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất

Sinh tháng Ngọ, hỏa vượng, thổ tướng, thân Ất âm mộc vừa cạn kiệt đang hưu tù, thủy cũng bốc hơi tan biến nên phần ấn sinh cho rất yếu. Tất cả can trong trụ đều không có khí gốc hỗ trợ (bản khí tàng trong chi). Thổ trong trụ là Tài vượng, lộ ở chi ngày, nhưng Quan tinh không có, kể như một thí dụ của việc có chồng cũng như không, hoặc là tình yêu thực sự không có.

Hàm trì Đào Hoa nói lên được tính cách không thuận vợ thuận chồng trong tứ trụ này. Trụ năm và trụ ngày rất kém lại thiên khắc địa xung, không có cát thần tạo phúc, nên mệnh rất mỏng manh, không vững.

Xấu nhất là trụ có tam hình Sửu Tuất Mùi chực sẵn. Ngọ Tuất vượng hỏa sinh Tài khắc thân. Kỵ thần tất nhiên là Thổ, trong khi dụng thần (khả dĩ) là Quý không có lực. Vậy ta biết là chuyện gì sẽ xảy ra khi vận Thổ lên, một điều không tránh khỏi! Hỏa Thổ tương sinh cùng vượng làm tứ trụ quá nóng, không thích hợp với Ất mộc.

Vận Bính Thân, Bính hợp Tân hóa thủy, mọi việc êm đẹp, cuối vận lấy chồng lên ngôi công chúa. Vận Đinh Dậu bắt đầu khổ sở tinh thần từ 90, vì Đinh hỏa khắc Tân kim trụ năm, Kỷ thổ đáng lý ra là can hóa giải giữa Đinh và Tân, nhưng vì Thổ là kỵ thần nên ngược lại còn làm tình thế trầm trọng hơn.

Đầu vận Mậu Tuất, Tài vận lên bị Kiếp đoạt (trụ tháng), đấy là tượng hôn nhân đổ vỡ, ly thân, ly dị. Điều xấu nhất trong vận này như đã nói là tam hình gặp đủ: Sửu Tuất Mùi. Năm Sửu gặp vận Tuất cùng với ngày Mùi, bị tai nạn xe năm Đinh Sửu dưới hầm đường xe chạy. Cái nạn Thổ đã tự biểu lộ quá đầy đủ trong các tiêu chí vừa kể:
- các chi đều thổ
- nơi xảy ra tai nạn cũng là 1 loại thổ vì đường hầm đào ở dưới đất
- hành Kim tử mùa Hè ở đây chính là chiếc xe hơi

Tam hình Sửu Tuất Mùi là loại hình thường cho thấy người trong cuộc gặp một trường hợp không thể tự mình thoát ra được, một vấn đề vô phương cứu chữa, mà nguyên nhân là chuyện không đề phòng, không cẩn thận của chính họ.

Vòng trường sinh

Tháng sinh trong năm là một trong những quy ước của Tử bình để tính ra được thân vượng hay nhược. Nó là bước đầu tiên quan trọng khi bạn nhìn vào một tứ trụ. Tiết Khí trong tháng đó chứa những nhân nguyên (can tàng độn) chính mà chúng ta gọi là "Lệnh". Từ Lệnh này mà suy ra được sự vượng, suy của 3 trụ kia, cho nên tháng sinh có yêu cầu cao khi xem xét.

Vài từ quen dùng trong Tử bình:
- Vượng: thịnh vượng, hưng vượng, sáng sủa, tốt đẹp
- Nhược: suy, yếu, tàn
- Tiết Khí: một năm có 24 Tiết Khí, trong đó chia ra 12 Tiết và 12 Khí được tính theo dương lịch (kinh độ mặt trời). Thường thì người ta hay nói chung là tiết khí, nhưng đúng ra thì gọi Tiết Lập Xuân, Khí Vũ Thủy.
- Nhân nguyên: như đã có trình bày, mỗi một Chi đều có đủ 5 hành, nhưng chỉ có các Can tàng có ngũ hành hữu dụng trong Chi đó mới được nêu ra. Có khi bạn chỉ thấy Can bản khí mà thôi, thí dụ như tiết Kinh Trập, can tàng chính là Ất, nhưng thật ra còn có Giáp hành quyền 10 ngày đầu, sau đó mới tới Ất. Lý do là Giáp từ Khí của Tiết Lập Xuân còn lại.
- Lệnh: tức là hành chính của khoảng thời gian đó, nói rõ hơn là Can nào đại diện chính để biết nhật chủ (Can ngày) có tính cách vượng hay suy.

Có 5 Can dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
5 Can âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý

Vòng trường sinh của vạn vật không thay đổi theo chu kỳ đi tới:
1. Trường sinh: mọc nầm, nảy sinh
2. Mộc dục: vừa được sinh ra, lố dạng
3. Quan đái: dần dần mạnh lên
4. Lâm quan: trưởng thành
5. Đế vượng: thành thục, mạnh mẽ cực độ
6. Suy: bắt đầu giảm chất lượng
7. Bệnh: khốn đốn, cơ cực
8. Tử: bị diệt, suy tàn
9. Mộ: trở về nơi tàng trữ
10. Tuyệt: tất cả các khí bị mất hết
11. Thai: khí lại bắt đầu giao nhau, kết thành thai
12. Dưỡng: đang phát mầm mống

Can dương thì đi thuận, can âm tính ngược trong vòng Trường sinh. Nói thế không phải là can âm bị tính từ Dưỡng trở về Trường Sinh, mà tính từ Ngọ là thời điểm dương đã lên cao, bắt đầu trở về quy trình âm.

Một ngày bắt đầu từ giờ Tí cho đến giờ Ngọ giữa trưa là đã thấy bắt đầu âm sinh trưởng, chiều tối đến giờ Hợi là chấm dứt một vòng. Vì thế các can âm trường sinh (bắt đầu lố dạng) tại nơi mà các can dương ở giai đoạn Tử.

Địa chi hành quyền trong tháng

Tử bình lấy ngày làm chủ và tiết tháng làm lệnh. Hai trụ này là không gian chính của thời điểm một người sinh ra đời. Trụ năm đã được tính theo vòng 60 niên mệnh, còn trụ giờ có tầm ảnh hưởng nhất định theo ngày.

Con người quá bé nhỏ trước một nguyên vận 180 năm, đối với 60 năm trung bình một đời người còn khả dĩ xem xét được, nên 12 tiết lệnh của tháng trong năm có tầm quan trọng lớn nhất của tứ trụ. Còn trụ giờ bổ sung vào làm cho sự tính toán có thể "nhìn thấy" được.

Nếu bạn nào đã có kinh nghiệm, thường thì khi có đủ 3 trụ là có thể suy ra được trụ giờ cho một cá thể thông qua vài phương pháp khác như nhân tướng học và xã hội học.

Quá trình từ sinh cho đến tử của vạn vật có thể chia ra làm 5 giai đoạn lớn hợp với sự sinh khắc của 5 Hành:

-Vượng: giai đoạn đang trên đà phát triển mạnh
-Tướng: giai đoạn đã phát triển, nhưng đứng yên
-Hưu: giai đoạn nghỉ ngơi, không còn sức phát triển nữa
-Tù: giai đoạn suy giảm, sa sút
-Tử: giai đoạn bị khắc chế hoàn toàn, sự vật chết

Trung bình cho 1 năm nếu tính gọn là 360 ngày thì mỗi một giai đoạn trên chiếm 72 ngày. Một năm chia ra làm 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông có 24 tiết khí thì mỗi tiết trung bình chiếm 15 ngày. Nhưng theo các địa chi hành quyền trong 12 tháng có tàng chứa bản khí, trung khí và khí thừa khác nhau thì số ngày này được tính tùy theo tháng với 12 khí chính như sau (can cuối cùng là bản khí):

Tháng Giêng - Dần - Lập Xuân
- Mậu và Kỷ chung 7 ngày, Bính 7 ngày, Giáp 16 ngày
Tháng Hai - Mão - Kinh trập:
- Giáp 10 ngày, Ất 20 ngày
Tháng Ba - Thìn - Thanh Minh:
- Ất 9 ngày, Quý 3 ngày, Mậu 18 ngày (thổ cuối mùa)

Tháng Tư - Tỵ - Lập Hạ:
- Mậu 5 ngày, Canh 9 ngày, Bính 16 ngày
Tháng 5 - Ngọ - Mang Chủng:
- Bính 10 ngày, Kỷ 9 ngày, Đinh 11 ngày
Tháng 6 - Mùi - Tiểu Thử:
- Đinh 9 ngày, Ất 3 ngày, Kỷ 18 ngày (thổ cuối mùa)

Tháng 7 - Thân - Lập Thu:
- Mậu và Kỷ chung 10 ngày, Nhâm 3 ngày, Canh 17 ngày
Tháng 8 - Dậu - Bạch Lộ:
- Canh 10 ngày, Tân 20 ngày
Tháng 9 - Tuất - Hàn Lộ:
- Tân 9 ngày, Đinh 3 ngày, Mậu 18 (thổ cuối mùa)

Tháng 10 - Hợi - Lập Đông:
- Mậu 7 ngày, Giáp 5 ngày, Nhâm 18 ngày
Tháng 11 - Tý - Đại Tuyết:
- Nhâm 10 ngày, Quý 20 ngày
Tháng 12 - Sửu - Tiểu Hàn:
- Quý 9 ngày, Tân 3 ngày, Kỷ 18 (thổ cuối mùa)

Thìn Tuất Sửu Mùi có vị trí chuyển giao mùa rất rõ và chúng hành quyền vào những ngày cuối mùa rất mạnh. Khi đã sang mùa, hành Thổ đó còn lại vài ngày gọi là "dư khí".

Bản khí là hành cùng với địa chi, sang tháng sau, hành đó đọng lại vài ngày nhưng chỉ là dư khí. Thí dụ như cuối Lập Xuân, dương mộc (Giáp) mạnh, sang tháng Hai, 10 ngày đầu vẫn còn khí thừa của Giáp, nhưng không mạnh bằng.

Những tháng giữa mùa như tháng Mão (2), tháng Ngọ (5), tháng Dậu (8) và tháng Tý (11) thường được cho là thuần khí nhất vì là cao điểm của mùa nên có thể chỉ tính bản khí mà thôi. Thí dụ như tháng Mão thuần Ất mộc, âm tính mạnh.

Khi xét đoán lệnh tháng, cần nhớ những điều này để chọn dụng hỉ thần, vì nếu bản khí không mạnh thì không nên chọn, dụng thần sẽ không có lực.

Tam hội / Tam hợp địa chi

Để ý rằng khi nói đến Địa Chi thì không đề cập đến quan hệ tương sinh (thí dụ như không nói Tí sinh Mão, hay Thìn sinh Dậu..) mà chỉ luận đến quan hệ KHẮC, XUNG, HÌNH, HẠI của các chi lẫn nhau mà thôi.

Nhưng các Chi có hợp lại thành HỘI hay thành CỤC, cũng là nằm trong ý nghĩa của sự tương trợ, tương sinh cho nhau và chỉ có ảnh hưởng mạnh khi chúng tụ họp lại. Khi xét trong Tử bình, đầu tiên là xét Tam hội, sau đó là Tam hợp Cục, vì lý do khí của tam hội mạnh hơn khi chúng dồn về 1 phương hướng, khí của chúng "thuần" nên rất mạnh, còn Tam Cục thì do vòng trường sinh tạo thành, lẫn nhiều tạp khí.

Cát hay hung của Hội hay Cục là tùy theo tứ trụ. Có khi cần phải cần giải tán Hội, Cục để cứu lấy thân.

* Tam Hội
1) Phương Đông Mộc = Dần Mão Thìn
2) Phương Nam Hỏa = Tị Ngọ Mùi
3) Phương Tây Kim = Thân Dậu Tuất
4) Phương Bắc Thủy = Hợi Tý Sửu

Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là thổ trung ương, theo tiết trời là những tiết cuối của 4 mùa.

* Tam Cục
1) Thủy Cục = Thân Tí Thìn
2) Mộc Cục = Hợi Mão Mùi
3) Hỏa Cục = Dần Ngọ Tuất
4) Kim Cục = Tị Dậu Sửu

Theo bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt của ngũ hành, thí dụ như hành Thủy trường sinh ở Thân (kim sinh thủy), vượng ở Tí (thủy đồng hành) và mộ ở Thìn (thổ cuối mùa Xuân), cho nên Thân-Tí-Thìn hợp lại thành Cục Thủy.

Các Thiên Can có quan hệ với nhau thì đầy đủ, có Sinh, có Khắc, có Hợp và Hóa. Chính vì thế mà dưới các Chi lại phải tìm Can tàng trong nó, tức là bản khí trời sinh ra của nó. Có Chi thuần khí, có Chi bị tạp khí. Nhưng chung quy là Tử bình xét qua Địa nguyên (CHI) tìm lại bản chất khí ban đầu của Thiên nguyên (CAN), và như thế cũng là tìm được Nhân nguyên (NGƯỜI).

Đó là thuyết Tam Tài. Thiên Can là trời cho, Địa nguyên là do sinh khí của đất, của cha mẹ tổ tiên, còn Can tàng ẩn trong địa chi đó chính là con người của ta nằm trong môi trường đang có. Vì thế nên luôn luôn có sản sinh ra cái mới mặc dù có sự lập lại của tứ trụ.

Đây là mấu chốt để hiểu tứ trụ là quan niệm của Tam Nguyên Vận Khí là như vậy.

Lý thuyết căn bản

Âm và Dương là 2 cực khác nhau, như Sáng và Tối...
10 thiên can, 12 địa chi chia ra thành nửa phần đối đãi nhau.

Can và Chi được giải thích là những giai đoạn sinh trưởng có trật tự cố định trong trời đất, từ lúc nẩy mầm, vươn lên, trưởng thành, thuần thục, kết hoa trái, thành quả, sinh hạt, suy tàn và chết.

- Can dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm (+)
- Can âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quí (-)

- Chi dương: Dần, Ngọ, Thìn, Tuất, Thân, Tí (+)
- Chi âm: Mão, Tỵ, Sửu, Mùi, Dậu, Hợi (-)

Ngũ hành là 5 khí tương tác lẫn nhau làm cho sự vật ra đời: Thổ, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa. Ngũ hành cũng chia 2 loại Dương và Âm.

- Giáp= Can Dương Mộc
- Ất = Can Âm Mộc
- Bính = Can Dương Hỏa
- Đinh = Can Âm Hỏa
- Mậu = Can Dương Thổ
- Kỷ = Can Âm Thổ
- Canh = Can Dương Kim
- Tân = Can Âm Kim
- Nhâm = Can Dương Thủy
- Quý = Can Âm Thủy

- Thìn, Tuất = Chi Dương Thổ
- Sửu, Mùi = Chi Âm Thổ
- Thân = Chi Dương Kim
- Dậu = Chi Âm Kim
- Tí = Chi Dương Thủy
- Hợi = Chi Âm Thủy
- Dần = Chi Dương Mộc
- Mão = Chi Âm Mộc
- Ngọ = Chi Dương Hỏa
- Tỵ = Chi Âm Hỏa

Tính chất của các Can và Chi cùng khí chất kể trên có quan hệ với nhau theo nguyên lý của Dịch, chúng ta chỉ cần nắm vững các nguyên tắc này:

1. Đồng hành, đồng cực thì đẩy nhau (kỵ nhau nhưng không hại nhau):
- Thìn Tuất (cùng là +Thổ); Sửu Mùi (cùng là -Thổ)

2. Đồng hành mà khác cực thì hút nhau (tương trợ cho mạnh lên):
- Giáp Ất (+ - Mộc)
- Bính Đinh (+ - Hỏa)
- Mậu Kỷ (+ - Thổ)
- Canh Tân (+ - Kim)
- Nhâm Quý (+ - Thủy)
- và các Chi: Tý Hợi, Tỵ Ngọ, Dần Mão, Thân Dậu

3. Khác hành mà nghịch nhau (hành này hủy diệt hành kia):
- Thủy khắc Hỏa
- Hỏa # Kim
- Kim # Mộc
- Mộc # Thổ
- Thổ # Thủy

4. Khác hành mà tương sinh (hành này sinh lợi cho hành kia):
- Thủy sinh cho Mộc
- Mộc > Hỏa
- Hỏa > Thổ
- Thổ > Kim
- Kim > Thủy

5. Khác hành mà đồng cực thì càng sinh hoặc khắc mạnh hơn! Nếu là tương sinh thì hành đi sinh lợi sẽ bị hao tổn khí lực, hành được sinh sẽ vững mạnh. Nếu là tương khắc thì hành đi khắc cũng hao mòn rất nhiều và hành bị khắc đã yếu lại còn yếu hơn, mau chóng lụi tàn!

6. Khác hành mà khác cực: Tốt hay Xấu thì tùy theo tính âm dương của 2 đối tượng.
- Nếu chủ thể là dương mà bị thể là âm thì sự sinh hay khắc bình thường, thuận lý âm dương.
- Nếu chủ thể là âm, bị thể là dương thì sinh/khắc yếu đuối. Đôi khi chủ thể âm trường hợp này còn đau đầu xứt trán là khác nếu không có cứu giúp!

Các thí dụ thì phải tìm trong các bảng Can/Chi hợp/xung/hình/hại

Chủ yếu biết đó là những trường hợp cần chú ý nhất khi chọn dụng thần sau này. Trong tử bình có nhiều từ ngữ riêng, thí dụ như "chế"; "hóa"..., nhưng đơn giản để hiểu là như Hỏa mà yếu thì không chế được Kim mạnh (lửa của cây đèn cầy làm sao đúc được một thanh kiếm?); Mộc âm thì sinh thế nào cho Hỏa dương (gỗ ướt nhẹm làm sao đốt thành lửa?)...

6 trường hợp trên sẽ gặp phải trong những cách xung, hợp, khắc, hại của Can và Chi như sau:

* CAN hợp nhau:
- Giáp +mộc hợp Kỷ -thổ (hóa Thổ)
- Ất -mộc hợp Canh -kim (hóa Kim)
- Bính +hỏa hợp Tân -kim (hóa Thủy)
- Đinh -hỏa hợp Nhâm +thủy (hóa Mộc)
- Mậu +thổ hợp Quý -thủy (hóa Hỏa)

Những cặp trên gặp nhau có HỢP nhưng không phải lúc nào cũng HÓA được (tức là 2 hành hợp lại chỉ còn 1 hành và rất mạnh). Cũng vậy, khi Chi gặp nhau mà tương hợp cũng sẽ có khi hóa được nếu gặp điều kiện đúng:

* CHI hợp nhau - Có 2 trường hợp khác biệt cần chú ý vì hay nhầm lẫn:
1)- Lục hợp âm dương (1 âm và 1 dương khác hành, hợp nhau gặp đúng điều kiện sẽ hóa chung lại thành 1 hành):
- Tí +thủy hợp Sửu -thổ (hóa Thổ)
- Hợi -thủy hợp Dần +mộc (hóa Mộc)
- Mão -mộc hợp Tuất +thổ (hóa Hỏa)
- Thìn +thổ hợp Dậu -kim (hóa Kim)
- Tỵ -hỏa hợp Thân +kim (hóa Thủy)
- Riêng Ngọ +hỏa là Thái Dương và Mùi -thổ là Thái Âm có hợp mà không bao giờ hóa.

2)- Nhị hợp âm dương (1 âm và 1 dương cùng hành):
- Tý Hợi (+ - thủy)
- Dần Mão (+ - mộc)
- Tỵ Ngọ (+ - hỏa)
- Thân Dậu (+ - kim)
- Cặp Thìn Tuất và cặp Sửu Mùi (+ - thổ)

* CAN xung khắc (theo cơ chế đồng cực mà khác hành):
- Giáp Mậu (+mộc +thổ)
- Ất Kỷ (-mộc -thổ)
- Bính Canh (+hỏa +kim)
- Đinh Tân (-hỏa -kim)
- Mậu Nhâm (+thổ +thủy)
- Kỷ Quý (-thổ -thủy)
- Canh Giáp (+kim +mộc)
- Tân Ất (-kim -mộc)
- Nhâm Bính (+thủy +hỏa)
- Quý Đinh (-thủy -hỏa)

Khi Can xung khắc nhau mà ở giữa có Can hóa giải theo lý "tham sinh kỵ khắc" thì không còn xảy ra xung khắc nữa. Thí dụ: Giáp can năm khắc Mậu can ngày, nhưng có can tháng là Bính hỏa thì Giáp sinh cho Bính, không khắc Mậu nữa. Để ý là Bính dương hỏa mới tốt, chứ Đinh âm hỏa lại không cứu giải được trường hợp này.

* CHI xung nhau là các chi trên biểu đồ đối nghịch nhau và có hành tương phản tạo thành "lục xung" rất mạnh:
1)- Tứ Xung (đồng cực khác hành)
- Tý Ngọ (cùng là dương, thủy khắc hỏa)
- Tỵ Hợi (cùng là âm, thủy khắc hỏa)
- Mão Dậu (cùng là âm, kim khắc mộc)
- Dần Thân (cùng là dương, kim khắc mộc)

2)- Nhị xung (đồng cực đồng hành; chỉ có Thổ; nhưng xung mà không có khắc):
- Thìn Tuất
- Sửu Mùi

Ngoài ra còn có loại HẠI nhau, như ỷ mạnh hiếp yếu vậy, cho dù là tương sinh như Ngọ hỏa sinh cho Sửu thổ; Ngọ là dương, Sửu là âm, nhưng Ngọ và Sửu đứng đối nhau trên đồ hình tính theo cực âm-dương nên hại nhau chứ không sinh cho nữa. Điều này không theo cơ chế Khác Hành Sinh Khắc (điểm 4 bài đầu tiên), nên chú ý, loại tương hại này chỉ để tham khảo thêm mà thôi:
- Tí Mùi
- Sửu Ngọ
- Dần Tỵ
- Mão Thìn
- Thân Hợi
- Dậu Tuất

Thứ Năm

Thí dụ trong Tích Thiên Tủy (1)

丙子

己亥

乙亥

丙子

庚子

辛丑

壬寅

癸卯

甲辰

乙巳

乙 亥日元,生于亥月,喜其天干两透丙火,不失阳春之景。寒木向阳,清而纯粹,惜乎火土无根,水木太重,读书未售;兼之中年一路水木,生扶太过,局中火土皆 伤,以致财鲜聚而志未伸。然喜无金,业必清高。若以年时为乙木病位,月日为死地,岂不休囚已极,宜用生扶之运?今以亥子之水作生论,则不宜再见水木也。



Bính - Kỷ Hợi - Ất Hợi - Bính

Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tỵ


Ất hợi nhật nguyên, sinh vu hợi nguyệt, hỷ kỳ thiên can lưỡng thấu bính hỏa, bất thất dương xuân chi cảnh. Hàn mộc hướng dương, thanh nhi thuần túy, tích hồ hỏa thổ vô căn, thủy mộc thái trọng, độc thư vị thụ; kiêm chi trung niên nhất lộ thủy mộc, sinh phù thái quá, cục trung hỏa thổ giai thương, dĩ trí tài tiên tụ nhi chí vị thân. Nhiên hỷ vô kim, nghiệp tất thanh cao. Nhược dĩ niên thời vi ất mộc bệnh vị, nguyệt nhật vi tử địa, khởi bất hưu tù dĩ cực, nghi dụng sinh phù chi vận? Kim dĩ hợi tý chi thủy tác sinh luận, tắc bất nghi tái kiến thủy mộc dã.

(Chương 9-Can Chi tổng luận)

Trong Tích Thiên Tủy, 1 thí dụ có thể lập lại nhiều lần, vì tác giả (Nhâm Thị) muốn nhấn mạnh vào 1 vấn đề. Như thí dụ Bính Tí-Kỉ Hợi-Ất Hợi-Bính Tí là nói tới Ất tử ở Hợi. Có vài luận điểm cho điều này mà chúng ta lại phải cần phân tích ra cho rõ:

1. Không phải cứ nhật can rơi vào cung từ Suy đến Tuyệt là nhược, và tức khắc dùng Ấn Kiêu để bổ cứu cho nó. Có nghĩa là có trường hợp Ất tử ở Hợi vẫn là suy yếu khi xét cả tứ trụ, mộc khí rất nhược. Lúc đó thì phải dùng Ấn Kiêu chứ! Riêng đối với quan điểm của Nhâm Thị trong khi bình chú Tích Thiên Tủy thì không xét can âm trong vòng trường sinh mà chúng ta đã học. Vì thế trong tất cả các thí dụ của Tích Thiên Tủy ta sẽ thấy Ất cũng như Giáp, đều là Mộc khí, và chỉ xét Mộc trường sinh ở Hợi.

Trong tứ trụ trên, thì chính Ấn Kiêu đã quá vượng, còn suy nghĩ dụng Ấn làm gì nữa? Quả thật, chỗ này tôi đã không khỏi thắc mắc ngay từ lúc mới đọc! Thành thử, sau này có người phê bình lại Nhâm Thị rất nặng, đại khái như luận giải trên.

2. Không phải cứ sinh mùa đông là lấy Hỏa làm dụng thần, sinh mùa hè thì dụng Thủy. Dụng thần điều hầu là một yếu tố để xét, chứ không phải là cứu cánh cuối cùng. Ở thí dụ trên, vì có 2 Bính hỏa thấu can, nên mới nói là "rất mừng được lưỡng hỏa". Tứ trụ được thăng bằng trở lại. Đồng ý.

Tuy thế, hỏa này tuy lộ mà không có gốc, Nhâm Thị cũng nhận xét như thế. Kể như chỉ là "hàn mộc hướng dương", giải thích cho người này là chí khí có đủ, học tập cần mẫn, ý vươn lên... Nhưng hy vọng rất mỏng vì hỏa không có gốc, là không có "đất" để bám, diễn theo nghĩa đen là vậy.

3. Bình thường xét tứ trụ này là hẳn nhiên nghĩ ngay đến tòng cường cách (theo Thủy), vì nếu lập biểu đồ sẽ thấy rõ tứ trụ bị nghiêng về Thủy, lại khuyết Kim. Hành vận là Tí trước, Sửu sau, rồi mới sang Mộc. Nên rất dễ cho rằng phải tòng cường cách.

Nhưng hãy để ý câu: "Tứ trụ mừng không thấy kim..." vì Kim sinh Thủy và khắc Ất mộc. Hai yếu tố này không có, tức là Ất mộc được thoát. Nếu cho rằng Ất cũng như Giáp, vượng ở Hợi thì chẳng nên không sợ khắc hay sao?

Tứ trụ chòng chành, nghiêng về Ấn Kiêu, Thực Thương và Tài thấu, không có Quan Sát, thì cũng rõ là sẽ thành công ở mặt kinh doanh, buôn bán nhất thời nào đó. Vì Thực Thương sinh Tài, cũng như Ấn sinh Tỉ Kiếp.

Câu hỏi là cuối cùng cuộc đời người này trường thọ thành công về mặt Tài như thế nào? Theo Nhâm Thị nói trên thì ta hiểu là "hỏa thổ thì bị thương, thủy mộc thì thái quá, kim thì không có", vậy rốt cục là ông ta muốn nói gì?

- Luận Mệnh qua 8 chữ rất kỹ, suy ra được cả 5 hành vượng nhược ra sao, kết luận là mệnh đó quý hay là phú, hoặc là bần, yểu, tiện cách....
- Hành vận là điểm chốt lại để xét có cứu hay không.

Tại sao? 3 trụ năm, ngày, giờ không nhúc nhích thay đổi, chỉ có trụ tháng biến thiên thành đại vận. Có phải "bí mật" đều nằm ở điểm này không?

Thứ Ba

Tam Kỳ luận thế nào ?

Về cách Tam kỳ trong Tử bình chưa có nhiều thí dụ để kiểm nghiệm cách cục này "có thực" hay không. Thật ra, Tam kỳ cách lấy ý từ Lục nhâm mà dùng.

- Canh Giáp Mậu
- Ất Bính Đinh
- Tân Nhâm Quý

Thứ tự của các can này trong tứ trụ có được đảo tới đảo lui mà vẫn gọi là "Tam Kỳ" hay không thì tôi cho rằng không.

Vì cho dù có thể áp dụng một nguyên lý bất kỳ nào nhập vào một môn khác thì phải tôn trọng nguyên lý của môn đó. Tử bình xem trọng can ngày và lệnh tháng thì nếu thứ tự thay đổi là tất cả thay đổi.

Thí dụ như Canh-Giáp-Mậu. Cứ cho đây là một "Tam kỳ", một ngoại cách cực tốt, thì cũng phải hiểu theo Tử bình thế nào là tốt. Chúng ta phân tích theo Mậu can ngày thì Canh là Thực và Giáp là Sát.

Nếu đảo thứ tự của Canh Giáp Mậu thì dĩ nhiên Canh hay Giáp là can ngày thì thập thần cũng không còn là Thực chế Sát nữa.

Canh-Giáp-Mộc vì thế vẫn phải giữ thứ tự mới xét "tam kỳ" được. Can ngày Mậu thổ đang bị Giáp mộc khắc kế bên, nhưng Giáp bị Canh xuất hiện kềm chặt ngay, nên có thể nói Canh kim là con của Thổ đến cứu giải đúng lúc. Năm Canh thì tháng Giáp là Giáp Thân, lệnh tháng thấu can là một điểm mạnh rõ ràng.

Nội xét 3 can này cộng với lệnh tháng mà nói là quý cách thì đã đúng rồi, chỉ cần thân không nên quá vượng hay quá nhược làm tứ trụ bất trung hòa, đến đại vận là phát. Thí dụ như vị trí của Hỏa không nên nhiều quá làm cho Mộc bị chiết giảm thêm, vì dù sao Mộc cũng là đường quan lộ của Mậu nhật chủ.

*****

Tony Trabert, sinh 16.8.1930 tại Mỹ, không rõ giờ sinh, nhưng cả ngày Mậu Tuất này, hỏa vượng nhất là giờ Tỵ, tuy thế vẫn kém Kim lực quá thịnh.

THỰCSÁTnhật chủ
CanhGiápMậu
NgọThânTuất

Vào vận Bính Tuất 18 tuổi đã nổi tiếng về môn quần vợt, 10 lần đoạt giải chung kết. Năm Ất Mùi 25 tuổi là năm cao điểm mà anh ta đoạt tất cả giải đôi và đơn ở các kỳ thi đấu quốc tế trên thế giới.

*****

Đây là một mệnh của ông Tướng 4 sao Guenter Kiessling tại Đức, người trẻ tuổi nhất trong hàng tướng lãnh vào thập niên 70. Ông ta vừa mất hồi tháng 8 năm nay.

KIÊUKIẾPnhật chủTỶ
ẤTBÍNHĐINHĐINH
SỬUTUẤTSỬUMÙI

Tứ trụ này có quý tướng là nhật chủ Đinh mang tam hình Sửu Tuất Mùi hội tụ là dụng thần của nhật chủ. Đặc biệt theo thuyết Tam kỳ quí nhân "Ất-Bính-Đinh" thì Ất mộc-Bính hỏa-Đinh hỏa tương sinh đã truyền hết sức mạnh cho Thổ là Thực Thương, nơi phát tiết những khả năng tiềm tàng của ông. Đúng gọi là "cường hỏa đắc thổ". Thiên thời và địa lợi có sẵn.

Từ vận thứ nhì (thời kỳ thế chiến thứ hai) đã vào quân đội, có khí phách cương dũng, chiến lược xuất sắc nên đã sớm được giữ vai trò quan trọng và thăng chức Tướng 4 Sao vào năm mới 45 tuổi. Tuy nhiên, lên quá nhanh, quá mãnh liệt thì cũng phải tính đến việc suy tàn sớm; ngay vào vận sau là Canh Thìn vì một chuyện tai tiếng cá nhân, cuộc đời quân sự của ông bị lao đao và cuối cùng phải về hưu năm Giáp Tí 84 trong vận. Sau đó ông được phục hồi danh tiếng, nhưng không còn giữ các chức vụ chỉ huy nữa. Vị tướng cương trực hiếm có này đã tranh đấu tới cùng cho thanh danh của mình và thành công, đấy cũng là một điểm nhấn của bản tính Hỏa-Thổ không chịu khuất phục một ai.

Lạc Lộc Tử cho rằng: "Kỳ vi quý dã, kỳ giả, dị dã !" (Kỳ là quý, kỳ chính là kỳ lạ vậy !).

Đại diện và tính khí của 10 thần

Chính Ấn và Thiên Ấn

Người mẹ ruột, mẹ kế, người nuôi dưỡng cho ăn học, thầy giáo, người lớn tuổi, người giúp đỡ, cột trụ gia đình, người điều chế thuốc, bồi bàn dọn thức ăn
Sự Vậtvốn kiến thức, tin tức, nghiên cứu, học tập, chú ý, trầm tư, từ thiện, thói quen, sự say mê, tinh thần hướng thượng, cố gắng, giáo dục, ủng hộ, nguồn sinh sống, giấy tờ tùy thân, chế độ, tiền hối lộ, sự bao che
Tích cựcrộng lượng, chịu đựng giỏi, may mắn, thiên hướng về tôn giáo, triết lý, đạo đức, giao thiệp với những người có vị trí cao trong xã hội, ổn định nội tâm tốt, hiếu thảo
Tiêu cựctự tin thái quá, ý kiến cá nhân kém, lười biếng, thiếu ý thức


Tỷ và Kiếp

Ngườibạn bè, đồng nghiệp, anh em họ hàng thân thuộc
Sự Vậtcạnh tranh, thi đấu, biệt ly, chia rẽ, trách nhiệm, thách thức, không thừa nhận, độc lập, bành trướng, khai thác, tình bạn, hữu nghị, phán quyết của tòa án, máu tăng cao, giao kèo mãn hạn
Tích cựcquả quyết, minh định lập trường tốt, can đảm, có dũng khí, ý chí mạnh mẽ, trung thành
Tiêu cựcích kỷ, hung hăng, hay gây gỗ, tàn nhẫn, không có bạn tri kỷ, hôn nhân không thuận hòa, hèn nhát hoặc rất nhu mì, dễ bảo

Thực và Thương

Ngườicon cái (đối với nữ), con rễ, con dâu, người thân của vợ hay chồng
Sự Vậtóc sáng tạo, diễn cảm nghệ thuật, diễn đạt ý nghĩ, nét mặt, giọng nói, sự sinh nở, tài khéo léo, mỹ thuật, mưu kế, kỷ xảo, lý lẽ tranh luận, cách nhìn sự việc chung quanh, cơ thể ốm yếu, những điều chỉ có trong tâm trí, sự tưởng tượng, thức ăn, danh vọng, sự tiếp đãi, giải trí
Tích cựckhôn ngoan, khéo léo, lịch duyệt, hiểu biết vấn đề tốt, có cảnh giác, lý tưởng cao
Tiêu cựchay hiểu lầm, gây bất hòa, tính yếu đuối nhu nhược, trí nhớ kém, nghiện ngập, nuôi dưỡng ảo tưởng


Chính Tài và Thiên Tài

Ngườivợ, cha, chú, cô, dì, bác, em dâu, chị dâu
Sự Vậttiền bạc, nghề nghiệp, buôn bán, mậu dịch, đầu tư, kinh tế, tài sản, vật sở hữu, thuế, tiền lương, hưu bổng xã hội, trang phục, di sản, tiền vốn cho vay, sự tiết kiệm, quan hệ đến sinh mạng của người khác, sự tử hình, vấn đề rất tai hại, thức ăn, tình dục, văn học hiện thực, triết học duy thực
Tích cựcchuyên cần, tằn tiện, thành thực, có lý trí tốt, có chừng mực, ổn định, bền bĩ
Tiêu cựcquá bảo thủ, cứng rắn, ngoan cố, dâm đãng, tính tóan hơn thiệt thái quá, nhỏ mọn, thích khoa trương không có thực tài, thiếu kỹ luật


Chính Quan và Thiên Quan

Ngườicon cái (đối với nam), chồng, em trai nhỏ nhất (đối với nữ), cháu gái
Sự Vậtchức vụ, lập trường, nghề nghiệp, hoạt động, áp lực, sự khẩn cấp, tiến triển, bịnh tật, tệ nạn xã hội, sự kiện cáo, thi thố sức mạnh, quyền hành, thế lực, năng lượng, sự không thừa nhận, tai nạn, sự thăng giáng thất thường, công việc của kế toán, sự hư hỏng của thiếu niên, mạo hiểm, danh vọng, uy tín, tiền gửi ngân hàng, công trạng, danh dự
Tích cựcchính trực, liêm khiết, công bằng, hào hiệp, đầy khí lực, sức khỏe tốt
Tiêu cựcsắt đá, cục bộ, lờ mờ không rõ ràng, ý chí kém cỏi, dễ phạm pháp, mưu đồ bất chính, nghi ngờ, hận thù, miễn cưỡng, nổi lọan, bất trị

Vài suy nghĩ về tâm tính của 10 thần là chính ta

* Người có Tỷ Kiếp nhiều thường có cá tính kiêu ngạo, tự tôn hơn người khác. Người không có Tỷ Kiếp trợ thân thì thiếu sự cạnh tranh, không được thừa nhận trong đám đông, động viên được họ rất khó.
* Nhưng tùy theo thân vượng hay nhược mà lại có cấp độ khác nhau.
* Vì thế, sự tích cực và tiêu cực kể trên không dành hoàn toàn cho người thân vượng hay nhược. Có nghĩa là người đã vượng lại còn nhiều Tỷ Kiếp thì sự tích cực (mặt đáng kể là có giá trị tốt cho cộng đồng và bản thân) có thể bị đảo ngược lại là tiêu cực.
* Người thân nhược và ít Tỷ Kiếp hoặc không có Tỷ Kiếp trong tứ trụ thì ngược lại không thể đảo lại có thế mạnh của sự tích cực đề ra. Họ chỉ có thể bớt được những cá tính kém giá trị mà thôi.
* Các thập thần khác cũng xét như vậy.

* Nếu mệnh chủ thân vượng thì sự có mặt vừa phải của Thực Thương sẽ làm tiêu hao bớt năng lượng của họ, thể hiện được tài năng ra ngoài.
* Nếu thân nhược thì dĩ nhiên điều nói trên kém cỏi hơn.
* Thực Thương giúp nhật chủ cả vượng lẫn nhược phát sinh ra thu nhập nếu trong trụ có Tài.
* Thực Thương có mặt lại kiềm chế được năng lực tiêu cực của Quan Sát.
* Vì thế, Thực Thương là yếu tố quan trọng giữa nhật chủ và Tài, Quan. Nếu cho rằng khi xét tứ trụ chỉ xem Tài hay Quan, kể cả Ấn là chính, là quan trọng bậc nhất trong tứ trụ là không hiểu rõ tâm tính của Thực Thương.
* Mối lo ngại gặp Thương Quan là "chết" Quan nên hiểu rằng, chỉ khi nào hành của Quan nghiêng về mặt tiêu cực, thì Thương quan lại là sự cứu vớt cho Quan trở về con đường chính.
* Vì thế Thương Quan hữu dụng có những thể hiện qua hành động chân thực, thông minh, dũng cảm...không kém gì Quan.

> Những quan hệ khác (âm với âm, dương với dương) cũng xét như vậy: Kiếp Tài, Thiên Tài, Thiên Quan (Sát), Kiêu thần

> Tóm lại, không có thập thần nào gọi là hoàn toàn tốt, thần nào gọi là xấu, mà chỉ qua các quan hệ hỗ tương của ngũ hành trong tứ trụ mới định được tâm tính của nó.

> Tâm tính của 10 thần chính là tâm tính của ta, không có gì xa lạ. Nghĩa là 10 thần không phải là những "ông thần" ở ngoài tác động vào mình, mà chính là bản thân ta.

> Khi đến đại vận, lưu niên, tâm tính của chúng ta sẽ được thể hiện ra, không phải là một lực nào khác cả. Thí dụ như Tài trong tứ trụ có khí lực tốt (tích cực) thì đến vận Tài chắc chắn rằng có phát sinh ra điều may mắn cho mình. Ngược lại, nếu chúng ta đã có những tính khí tiêu cực của Tài thì đến vận Tài có khi trúng số nhưng rồi cũng tiêu hết hoặc giữ lấy làm của riêng, không hào phóng, không giúp đỡ một ai, v.v... Hoặc "số nghèo" vẫn hoàn nghèo là nằm ở tính tiêu cực của Tài, Thực Thương và Quan.

Luận nữ mệnh

Trong môn tử bình, trong khi luận cho nam mệnh lấy Tài Quan Ấn làm chính thì nữ mệnh lấy Quan tinh và Tử tinh mà xét. Đó là vì theo quan niệm trọng nam khinh nữ, lấy tam tòng tứ đức làm chính. Nếu Quan và Thực có lợi thì mệnh của nữ cũng tốt đẹp, ngược lại thì xấu. Quan niệm ngày nay có thay đổi, giai cấp thay đổi, nam nữ bình đẳng, nên luận số vẫn phải theo thời, cả nam lẫn nữ đều xét mệnh cục chung. Tuy nhiên, bình đẳng đến mức nào có lẽ để mỗi người tự xét đoán. Chỉ xem lại những cách luận cho nữ theo quan niệm "phu lợi kì phụ tất lợi"* để hiểu và làm tài liệu nghiên cứu.

* (Chồng có lợi thì vợ cũng lợi theo)

Có một cái chung nhất khi luận nam và nữ mệnh, cần nhất là ngũ hành trung hòa, kỵ mệnh thiên khô và cần phải đắc khí. Nếu nam có 8 cách để luận bình thường, thì nữ cũng có "bát pháp" và "bát cách".

Bát pháp là 8 mẫu hình dành cho phụ nữ: Thuần, Hòa, Thanh, Quý, Trọc, Lạm, Xướng, Dâm.

1. Thuần: chỉ có 1 Quan hay 1 Sát lộ, có Tài và Ấn lộ, địa chi không xung, không hình, không có hỗn tạp (thiên chánh đều có gọi là hỗn tạp).

2. Hòa: tứ trụ trung hòa, không quá vượng, không quá nhược, không có khắc, xung, hình, hại; gọi là "hòa bình chi tượng". Người bên ngoài thể hiện rất là điềm tĩnh, rất dễ nhận ra.

3. Thanh: giống như Thuần, chỉ có 1 Quan hay 1 Sát, nếu không lộ cũng không được hỗn tạp, có Tài sinh Quan hoặc có Ấn trợ thân. Người rất thanh quý và hiền hòa.

4. Quý: có Quan tinh trong trụ, không hỗn tạp, Tài tinh vượng sinh cho Quan, địa chi không bị hình xung, lại có Quý nhơn hỗ trợ (Thiên đức, Nguyệt đức, Văn Xương).

5. Trọc: hành Thủy và Thổ đều có và mạnh, thân quá vượng, Quan tinh không có, lại có nhiều Thiên quan (Sát), hoặc không có Tài, Ấn và Thực. Mệnh gọi là tiện cách, thường là vợ lẽ, thứ thiếp hoặc nghề nghiệp không được trọng vọng trong xã hội.

6. Lạm: nhiều Quan tinh và Sát hỗn tạp, Tài vượng nhưng bị ám xung. Mệnh người ham mê vẻ bề ngoài, không hướng nội, hoặc gặp tái giá hay chỉ làm thê thiếp, làm thuê mướn.

7. Xướng: thân cực vượng, mà Quan tinh tọa đất suy bại. Hoặc trụ không có Quan Sát, nếu có lại cùng thấu lộ ra. Thực Thương quá vượng. Mệnh này hoặc là theo nghề ca kỹ, hoặc khắc phu loạn luân.

8. Dâm: thân tự vượng, can loạn trọc hoặc bị đa hợp tranh hợp, chi bị ám, xung, Tài tinh hoặc Thực Thương quá vượng, nhiều Đào hoa tinh. Hoặc tứ trụ Thủy thịnh vượng không có Thổ khắc chế cũng nằm trong pháp này.

Nhìn chung, về nghề nghiệp của phụ nữ cũng bị đặt theo thời thế khi xưa, bây giờ nên xét giảm khinh lại hầu như quá nửa.


Dựa vào Bát pháp cổ nhân đặt ra Bát cách (8 cách cục dành riêng cho nữ mệnh):

1. Vượng phu ích tử: giúp được cho chồng nhưng khắc con. Mệnh có Tài tinh sinh Quan, nhưng Thực Thương bị xung mạnh, nhất là ở trụ giờ, hoặc đất của Thực Thương là đất suy, bịnh, tử, tuyệt.

2. Vượng tử thương phu: có con nhiều, lợi cho con nhưng không lợi cho chồng. Quan hay Sát bị phản sinh, hoặc cung phu là tuyệt địa, trong khi Tử tinh được trường sinh, lại có Tài vượng.

3. Thương phu khắc tử: khắc cả chồng lẫn con. Tệ nhất là can hợp với can của Quan hay Sát mà không hóa được Khí. Hoặc quan tinh bị đa khắc, thí dụ như 2 Mậu khắc 1 Nhâm. Tử tinh lại ở đất suy bại, bị không vong, hình xung.

4. An tĩnh thủ phận: mệnh trung hòa, tình cảm hợp đạo vợ chồng, chung thủy. Tốt nhất là can hợp hóa khí thuận với phu tinh, thí dụ như Quan là Hỏa mà có Mậu hợp Quý đúng thời đắc khí. Tuy nhiên lại có hành khắc chế quan tinh mạnh hơn. Tử tinh cũng đắc trường sinh, không bị xung hình hại. Mệnh có chồng con thuận thảo, chỉ vì thiếu Tài tinh nên chỉ thủ phận nội trợ là yên lành.

5. Hoạch tử yểu chiết: mệnh yểu tướng. Thân nhược mà Sát lại mạnh, nguyên cục bị khắc không có cứu, phu tinh không có, tử tinh làm loạn. Mệnh bị rút khí sớm nên yểu tướng.

6. Phúc Thọ lưỡng bị: vừa có phúc lại thọ. Chi ngày sinh có Lộc, không bị xung ám, phu tinh tọa đất trường sinh lại tọa đất Lộc trụ giờ. Cách này quý hiếm, gọi là Hội Lộc cách, vì chồng và con đều có Lộc (không bị xung khắc). Suốt đời bình an, chồng con đều hưởng.

7. Chánh Phiến tự xử: Chánh là Chánh quan, Phiến là Thiên Quan. Tượng này một là đa hợp, tranh hợp, hoặc có Thương quan và Quan tinh đều vượng khí, duyên phối đến chậm hoặc làm vợ kế, hay chẳng được yên thân, lưỡng lự hai bề.

8. Chiêu giá bất định: Quan tinh ở trụ tháng bị thất thời, tọa bại địa (như Giáp mộc là Quan tinh tọa mộc dục), lại trường sinh ở chi giờ (Giáp trường sinh ở Hợi). Quan tinh không gặp ở thời trung niên, mãi sau mới gặp. Hoặc như các can của Quan tinh bị hợp mà không hóa cũng rơi vào Cách này.

Tài tinh

Chính Tài là Kỷ thì đối với can ngày Giáp là tính khác với Chính Tài Mậu đối với Ất. Để ý là các Chính Tài đều có thể hợp với nhật chủ dương can.

Đầu tiên thì giống như tất cả các lục thần khác, Chính Tài hay Thiên Tài có mặt là để tiết khí Thực Thương và phòng ngừa được việc quá sung mãn của Ấn Kiêu. Chính Tài không bị hình xung khắc hại thì hỗ trợ tốt cho Quan Sát.

Minh họa qua ngũ hành thì thấy rõ hơn (> sinh; # khắc):

Thực Thương....>Tài.....>Quan
Hỏa............>Thổ ....>Kim

Tài....#Ấn
Thổ...#Thủy

Vì thế khi thân đã vượng thì ngược lại không nên có Ấn Kiêu thêm nữa mà nên có Tài thần để ngăn chặn không cho thủy mạnh (như nước lớn làm vỡ đê vậy).

Còn thân mà nhược thì trái lại Tài thần (với chức năng là khắc Ấn) sẽ làm mất lực của Ấn trong khi thân nhược cần được phò sinh. Bởi thế mới nói "tài đa thân nhược" là ý này, chứ không phải là cứ thân nhược là không có tiền tài. Hành vận mà đúng lúc Ấn mạnh hoặc hỉ thần tốt thì vẫn phát lộc như thường.

Khi xưa cổ nhân cứ thích nói đến "tài đa thân nhược" là cũng dụng ý nói về thê thiếp (vợ lớn, vợ bé) trong nhà. Vì Tài cũng là vợ của nhật chủ. Nếu Tài nhiều và mạnh thì trong nhà vợ đoạt mất quyền hành, nhật chủ thân yếu kém là lép vế! Còn Tài mà kém thì vợ nhu mì ngoan ngoãn hơn.

Nếu trụ của chồng không có Thực Thương mà còn có Kiếp thịnh vượng thì nên cẩn thận, có khi hay bị sức lực vũ phu của ông ta hành hạ khổ sở!


Tài còn đại diện cho cha, có mấy trường hợp để nghiệm lý như sau:

Tài - đế vượng : Cha làm ăn khá nhưng tâm tính rất nóng nảy, sôi nổi.

Tài - trường sinh : Cha nhân từ, rộng lượng, thường gặp hạn rất tốt

Tài - tử, mộ, tuyệt : Cha người bình dị, không có tham vọng

Tài - suy, bịnh, dưỡng : Cha có vận hạn trung bình, không phát

Tài - Dịch mã cùng trụ : Cha thường di chuyển nhiều

Tài - Đào hoa : Cha dáng vẻ đẹp hoặc có nhiều tài nghệ khéo léo, thu hút phụ nữ


Bình thường thì nếu một hành mất hẳn thì 2 hành kế cận bị ảnh hưởng đầu tiên, như khuyết Kim thì Thổ và Thủy suy yếu, cho dù là đắc địa hay thịnh vượng. Như một dòng chảy xuôi bị ngăn lại, nên Thổ sẽ rút khí Hỏa rất nhiều và khắc được Thủy rất mạnh.

Tài tinh bị khuyết thì dù thân vượng hay nhược làm ăn sẽ có đầu mà không có hậu. Vì thế nên dụng Tài làm điều hầu là tốt nhất, người giỏi là làm nhiều nghề, gặp vận thông suốt thì vẫn thành công.

Nếu Thổ mạnh quá, Mộc yếu thì chỉ còn có thể theo cách Tòng. Mộc vượng thì tứ trụ quá nóng, có phải là rốt cục cũng phải điều hầu bằng Kim Thủy.

Thế nào là Trung khí, Dư khí ?

Tính gọn mỗi quý có 3 tháng là 90 ngày, mỗi tháng có 30 ngày. Một quý là một tam hội để nhận định tứ mùa vượng tướng:

- Dần Mão Thìn, mùa Xuân, phương đông
- Tị Ngọ Mùi, mùa Hạ, phương nam
- Thân Dậu Tuất, mùa Thu, phương tây
- Hợi Tý Sửu, mùa Đông, phương Bắc

Sự vật gì cũng đi dần lên, từ yếu sang mạnh, rồi suy và tàn, nên trong mùa, trong tháng, ngày, giờ đều được suy ra như vậy.

Theo trong bảng tàng can, thí dụ như tháng Dần (Lập Xuân) chứa Giáp, Bính, Mậu thì có nghĩa là Mậu (thổ) là dư khí của tháng Sửu còn lại 5 ngày, chuyển dần sang Bính hỏa là trung khí 5 ngày rồi mới đến bản khí của Dần là Giáp mộc 20 ngày.

Sang đến tháng Mão (Kinh Trập) thì Giáp vẫn còn dư khí 7, còn lại 23 ngày do Ất làm chủ, bởi vì bản khí của Mão là Ất âm mộc.

Qua tháng Thìn (Thanh Minh) thì Ất còn vương lại 7 ngày, đến Quý 5 ngày và Mậu bản khí của Thìn 18 ngày.

Cứ như vậy mà tính cho đến hết 4 mùa. Điều đáng nói rằng số ngày và dư khí chuyển như vậy có sách viết khác nhau, thí dụ như Thìn chứa Mậu-Quý-Ất, ý là đọc từ trái sang phải: bản khí-trung khí-dư khí, nhưng lại có nơi cho rằng Mậu-Ất-Quý mới đúng hơn, v.v...

Sự việc này dẫn đến chuyện tính cách cục theo thứ tự có đảo lại, thí dụ như bạn sinh trong ngày thứ 8 đến 12 của tiết Thanh Minh thì tính là Quý hay Ất?

Thế nhưng không cần đặt nặng vấn đề này, vì lẽ, cuối cùng vẫn phải xem Quý hay Ất có lộ ra hay không và tính chung cả thì Thủy và Mộc mạnh hay yếu.

Đặc biệt là 4 tháng cuối mùa Thìn Tuất Sửu Mùi đều thống nhất Thổ chiếm 18 ngày cuối mùa, còn lại thì trung khí và dư khí chia nhau 7 ngày và 5 ngày.

Đặc điểm thứ hai của các tháng đó thì sách Tam Mệnh Thông Hội trong Chương Luận Nhân Nguyên, họ không tính âm can mà tính dương can cho trung khí:

Thìn (Thanh Minh) tàng Mậu, Nhâm, Ất (thay vì Quý). Lý do vì Nhâm mộ ở Thìn, hay nói cách khác, Thìn là mộ khố của hành Thủy.

Mùi (Tiểu thử) tàng Kỷ, Giáp, Đinh (thay vì Ất), vì Giáp mộ ở Mùi. Mùi là mộ khố của Mộc nói chung.

Tuất (Hàn lộ) tàng Mậu, Bính, Tân (thay vì Đinh): Tuất là mộ khố của hành Hỏa; Bính mộ ở Tuất.

Sửu (Tiểu hàn) tàng Kỷ, Canh, Quí (thay vì Tân): Sửu là mộ khố của hành Kim; Canh mộ ở Sửu.

Và cũng bởi vì thế mà người ta mới gọi Thìn Tuất Sửu Mùi là Tứ Mộ. (Nếu tính âm can thì là Tứ Dưỡng rồi!).

Thật sự thì nếu muốn hiểu rõ thì phân biệt như thế, trong thực tế, khi luận đoán, cứ dùng bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt mà luận đầu tiên, sau đó cân nhắc ngũ hành nói chung tiếp theo.

Kiếp Sát

Kiếp Sát theo sách cho là chỗ TUYỆT của tam cục ngũ hành:

- Cục Thủy (Thân Tí Thìn) gặp Tỵ
- Cục Hỏa (Dần Ngọ Tuất) gặp Hợi
- Cục Kim (Tỵ Dậu Sửu) gặp Dần
- Cục Mộc (Hợi Mão Mùi) gặp Thân

Nhưng Kiếp Sát không chỉ là hung tinh mà còn là cát tinh nữa. Trong trụ thì ảnh hưởng đến sự học hành cầu tiến của bản thân, trong vận thì thể hiện ra.

Có điều là khi nào biết Kiếp Sát là tốt, khi nào xấu? Theo định nghĩa về KS ở trên thì lấy ngũ hành tam cục dựa vào. Tức là nếu Mộc là dụng hỉ thần thì gặp Thân là xấu, ngược lại Mộc là hành kỵ của mình thì gặp KS lại có tác dụng tốt, vì cũng giống như Không Vong; kỵ thần bị ức chế thì bản thân mình như được thoát nạn.

Như lại nói về Không Vong, mọi thứ rơi vào đây lại là phản tác dụng, vậy ở trụ này, phải xem Mộc là hỉ hay kỵ trước đã.

Mộc là hỉ thần thì Kiếp Sát "kiếp" Mộc, tức là KS gây hung họa.
Mộc là kỵ thần thì Kiếp Sát là cứu tinh, ngăn không cho Mộc hành động.

Thứ nhì, xem Mộc trong trụ là lục thân gì? Ở trụ nào? Đoán ra ảnh hưởng đến mình hay người nhà và có thể cũng đoán đúng được giai đoạn nào...v.v...

Không Vong

Không Vong là trạng thái có thể diễn tả như bị mất phương hướng, trạng thái vô trật tự, không bám víu. Chữ Không là Rỗng, chữ Vong là Mất. Vậy mọi thứ lọt vào KV không phải gọi là không có tác dụng gì hết, nhưng hiểu là tác dụng ngược lại cái vốn có.

Cát thần và dụng thần lọt vào KV thì mất điểm tốt. Hung thần và kị thần thì cũng mất tác dụng xấu của nó.

Những kinh nghiệm sau có thể theo từng tứ trụ xét cho kỹ:

1. Chi nào xung với Chi có KV thì giải được KV. Cẩn thận là kị thần đang bị nhốt trong KV lại có cơ hội làm loạn! Dụng thần và cát thần thì dĩ nhiên tốt đẹp.

2. Chi có KV được lục hợp, tam hợp không thấy được hóa giải, chỉ có Xung mới giải được.

Tử bình chân thuyên khi bàn về Vận cũng có câu: Gặp Không thời hung biến cát, cát biến thành hung. Tức là nói tới :
- nếu vận hạn gặp dung thần, cung trường sinh của nhật chủ là Đế vượng, Lâm quan, Lộc, có Mã tốt, có Quý Nhân, nhập Mộ khố thời là vận tốt, nhưng Chi của đại vận là KV thì biến cát thành hung.
- nếu vận hạn gặp Dương nhận, Đào hoa Sát, thân hưu tù, tử tuyệt, có kị thần, cừu thần mà Chi là KV thì biến hung hóa cát; ý cũng là một cách giải kị thần.

Chủ yếu nhớ KV giống như "đảo ngược tình hình".

Tài, Quan, Ấn nếu tọa vào trụ có Chi mang Không vong thì bị khó khăn như nói ở trên. Thường thì Không Vong mang cả tính chất thời gian và định tính trong đó, có nghĩa là nếu Không vong trụ năm thì những biến cố thuộc về khoảng thời gian 1 tuổi đến 17 tuổi là không tốt đối với bản thân. Xuất thân từ gia đình trung bình, hoặc không được nuôi dưỡng tốt, phải tự lập quá sớm..v.v...

Lục Hợp như Tuất Mão là chỉ có 2 hành, và rất cần có Can dẫn để còn hóa khí được, nếu không thì chỉ giải KV trong nghĩa "tạm khóa" các chức năng vô hình của KV, có thể thân chủ vẫn thành công trong vận, hạn có Can dẫn vậy. Như Tuất Mão phải có Bính hay Đinh dẫn thì Không Vong mới "tan mất", cũng có nghĩa là thoát khỏi thời gian vô định hình của KV. Mão là Mộc mà gặp Hỏa là như được tiết tú khí bị giam hãm của mình vậy.

Tùy theo trường hợp, Tam Hợp hay Tam Hội thì chính bản thân chúng đã vượng mà Không Vong là chi tọa Đế vượng thì Không vong càng mạnh. Nguyên lý là Kỵ thì không nên gặp thêm Lâm quan, Đế vượng. Như Dần Mão Thìn, Mão là không vong, trong tam hội này Mão là Đế vượng, nhật chủ Giáp là kỵ nhất, vượng quá có thể gẫy đổ, vì còn gặp Dương nhận cách.

Phần nhiều là nếu trong trụ không có Không Vong thì đến đại vận, lưu niên gặp KV cũng không tính. Vì cứ điểm gì mà tứ trụ có sẵn thì sẽ "động" khi đến vận, tức là tới thời của chúng, còn không thì xuất hiện qua bản tính cá nhân.


********************************

Thí dụ gặp vận Không Vong lấy vợ:

tài......tài..............ấn
Bính.....Bính.....Quý.....Canh
Thân.....Thân.....Hợi.....Thân

Kim Thủy vượng, sinh tháng Thân, lấy Hỏa Tài điều hầu. Sinh ngày Quý Hợi thì Tý Sửu không vong. KV không lộ trong trụ. Trụ ngày có Kình dương, Cô thần tọa đế vượng là Thủy kị thần không được khắc chế.

Mãi đến vận Canh Tý (34 tuổi), Tý nhập KV, kị thần mất lực nên năm 1996 Bính Tý lấy vợ, 1997 Đinh Sửu sinh con (Tý Sửu của năm cũng là KV).

(Ở đây thấy Lộc của can Quý nằm ở Tý, mà nhằm Tý lại là KV nên số không giầu có, chỉ đủ ăn. May nhờ có Tài ở trụ năm trụ tháng nên được gia đình giúp đỡ.)

************************************

Thí dụ vận xung Không Vong lấy chồng:

tỉ.........quan...................tài
Đinh.....Nhâm.....Đinh.....Canh
Dậu......Tý..........Mão.......Tuất

Ngày sinh là Đinh Mão, Tuất Hợi không vong. Ta thấy trụ giờ có Tuất, còn Nhâm Quan chính là bản khí của Hợi. Quan tinh bị ám Không. Mão Tuất là lục hợp, rõ là không thấy giải được KV. Vì mãi đến vận Bính Thìn (36 tuổi) mới gặp tình duyên và sau đó nghe nói trong vận có làm đám cưới. Thìn ở đại vận tới xung mất Tuất, Không Vong lúc này mới giải được.

(Trụ tháng có Đào hoa nhưng tọa đất Tuyệt. Đào hoa là Tý, có thể nhờ vận xung mất Không vong mà hợp được với Thìn thì mới thông suốt đường chồng con.)

Cách tìm dụng thần (thông thường)

Trước đây mọi người đều hiểu là chọn 1 trong 5 cách thường được nhắc tới: Phù, Ức, Điều hầu, Thông quan, Bịnh dược.

Hầu như tất cả đều lạc lối và phải mò mẫm vì làm sao mà nhận định ngay cách nào mà xét? Thật ra là không hiểu ý. Phải dò đủ hết các cách, sau đó mới thấy cách nào hợp lý nhất. Tức là lúc nào cũng phải nhứt thiết xem cả các trường hợp nêu ra sau đây một loạt để có cái nhìn đầu tiên chung về tứ trụ. Bước tiếp theo là xét ĐẠI VẬN, nếu thuận theo ý nghĩ đầu tiên ta chọn dụng thần thì lấy cách đó, còn không thì phải xét lại cách khác.

Khi trước có bạn cũng hỏi tôi tại sao phải chọn dụng thần mà không tìm kỵ thần? Tôi đã trả lời rằng trong cuộc sống nên tìm "bạn" chứ ai lại tìm "kẻ thù", nhưng các bạn đọc những bước sau đây thoạt nhìn thì sẽ tưởng như tìm kỵ thần vậy. Thật ra chính là phương pháp loại trừ kỵ thần để tìm cái hữu dụng nhất.

1. Xem Hành nào yếu nhất trong trụ. Lưu ý là nếu khuyết hẳn hành đó thì không tính là yếu. "Yếu" tức là trong trạng thái từ Suy đến Dưỡng, là dư khí, không nhiều nhưng có mặt trong tứ trụ.

2. Tài và Quan là hai đối tượng khắc nhật chủ, tạm gọi là phe "nghịch". Ấn Kiêu sinh cho Tỉ Kiếp, tạm gọi là phe "bạn". Nếu trong trụ Tài Quan nhiều hơn, đắc địa và thấu lộ ra thì Tỷ Kiếp là dụng. Nếu Tài Quan quá yếu, Tỷ Kiếp mạnh hơn thì đảo lại, lúc này "phe bạn" là Tài Quan.
Thân vượng hay nhược là ở điểm này.

3. Hãy xem hai cán cân của Kim (Canh Tân Thân Dậu) và Thủy (Nhâm Quý Tý Hợi) như thế nào. Nếu chúng thịnh vượng quá mức thì tứ trụ bị "lạnh"; dụng thần là Hỏa. Ngược lại nếu Hỏa (Bính Đinh Tỵ Ngọ) và Thổ (Thìn Tuất Sửu Mùi) nhiều hơn thì tứ trụ quá "nóng", cần phải có Thủy để cân bằng.

4. Nếu Quan Sát áp đảo Tỷ Kiếp (vừa vượng lại nhiều) thì Ấn phải có mặt để giúp thân và làm cho Quan tiết khí được. Cũng vậy, nếu Tỷ Kiếp thịnh vượng hơn Tài, thì Thực Thương là dụng thần để tiết khí Tỷ Kiếp và sinh cho Tài.

Như vậy, khó nhất là tứ trụ mất thăng bằng quá nhiều mà không hẳn Thuần hay Tòng. Lúc này gọi là tứ trụ có "bịnh" (đọc thêm bài "Luận ngũ hành sanh khắc chế hóa"). Thí dụ như nhật chủ Kim (Canh Tân) có những trường hợp gặp phải:

- Kim gặp quá nhiều Kim và Thổ thì kỵ thần là chính nó, dụng thần có thể là Mộc, Hỏa, Thủy.
- Kim yếu đuối là Kim và Thổ không có gốc, suy nhược; kỵ thần là Mộc, Hỏa, Thủy.
- Kim bị chôn vùi, tức là quá nhiều Thổ, lấy Mộc làm dụng, kỵ thần là Hỏa Thổ.
- Kim bị chìm là Kim gặp Thủy quá nhiều nên dụng thần là Thổ và Mộc, kỵ thần là Kim và Thủy.
- Kim khuyết (trụ hoàn toàn không có) là khi Mộc quá nhiều thì nên lấy dụng thần là Kim và Thổ, kỵ gặp Mộc và Thủy.
- Kim mất hình tướng là Kim ngộ Hỏa vượng nên chảy ra, cần có Thổ và Thủy, kỵ gặp Mộc Hỏa.

Các hành khác suy ra như vậy.

Ám hợp

"Ám" đây là ngầm, tàng dưới nhân nguyên, nặng thì có ý đe dọa và nếu gặp đại vận hung thì khó thoát khỏi tai họa, như ám quan thì mất chức, mất việc, nhẹ thì đổi chỗ làm, con cái có vấn đề, ly thân, ly dị (vì Quan còn là con trai của nam mệnh, là chồng của nữ mệnh), ám tài thì hao hụt, mất mát trong gia đình, vợ chồng hay bạn bè xung đột (vì Tài còn là thê thiếp hoặc là cha trong gia đình).

Cách xem của ám hợp/xung là xét thiên can và can tàng trong địa chi của tứ trụ không được xuất hiện làm mất lộc vị của Ấn, Quan, Tài. Mệnh nam nữ xem giống nhau. Lộc vị đây không cứ là "tiền" mà nói chung là phúc đức, là thuận, chính, trung hậu.

Thí dụ như Giáp có quan tinh là Tân. Tân lâm quan tại Dậu. Nếu trong trụ có Ất hay Mão thì lộc vị của quan tinh bị xung.

Giáp Tý thì Quý là Ấn tinh của Giáp. Quý lâm quan (có Lộc) tại Tý. Nếu trong trụ có địa chi tàng chữ Đinh (Ngọ, Mùi, Tuất) thì vị trí lộc bị ám.

Cách "Tý dao Tỵ cách" cũng là một trong những cách dùng ám xung nhân nguyên này. Cách này thì phát ở vận Tỵ, nhưng nếu trong trụ có ám xung thì địa chi của vận sẽ xung mạnh với địa chi có ám, nếu là Quan thì bị bãi chức.

Thật ra, cứ nhớ bảng thiên can xung là tính được nhanh:

Giáp # Mậu
Ất # Kỷ
Bính # Canh
Đinh # Tân
Mậu # Nhâm
Kỷ # Quý
Canh # Giáp
Tân # Ất
Nhâm # Bính
Quý # Đinh

Để ý thấy dương xung dương, âm xung âm. Và kể cả hợp âm dương cũng là ám, tùy theo phương diện nào thì tính, như Giáp Kỷ hợp Thổ, nếu là dụng hỉ thần thì tốt. Đại vận gặp trúng thì sự ám hợp hay ám xung động, tức là lúc đó mới có sự việc xảy ra.

12 cung SVTT và nghành nghề

Nhật chủ có quan hệ với tất cả Can và Chi trong tứ trụ; thiên can thấu lộ và các can tàng trong Chi. Nhưng lệnh tháng vẫn có một ảnh hưởng lớn nhất hầu suy xét căn bản về độ vượng nhược của thân. 12 cung Sinh Vượng Tử Tuyệt (SVTT) nói rõ hơn về âm dương và ngũ hành của tứ trụ trong quan hệ giữa các năng lượng ngũ hành đối với lệnh tháng. Tháng là tượng trưng cho mùa sinh, trong đó các ngũ hành chia nhau nắm lệnh hoặc suy tàn, hưu tù.

Tuy ở các xứ chỉ có 2 mùa nóng lạnh rõ rệt, nhưng tứ trụ vẫn tính theo 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông là bản tính của vạn vật. Ý nghĩa của 4 mùa chính là được thể hiện qua vòng trường sinh, có sinh, có tử, có diệt, rồi lại chuyển sang trạng thái sinh. Dĩ nhiên, ngoài phần tính căn bản theo vòng SVTT, ở Việt Nam chúng ta cần tính thêm độ "nóng, lạnh" để có thêm một yếu tố bổ xung. Cũng như nên có thêm chi tiết về cán cân của Âm Dương, bên nào nặng hơn.

Nhìn chung, mùa Xuân là mùa của Mộc, Hỏa mùa Hạ, Kim mùa Thu và Thủy mùa Đông, còn Thìn Tuất Sửu Mùi Thổ thuộc 4 tháng cuối mùa.

Nhật chủ so với Chi của tháng, đầu tiên nói lên sự vượng nhược của Can trong mùa, về nghành nghề có lợi thế ở những điểm sau:

1- Trường Sinh : Giúp đỡ hoặc phụ tá người khác
2- Mộc Dục : Cần được phụ tá vững hơn mình trong kinh doanh hoặc quan hệ cá nhân
3- Quan Đái : Sử dụng được sự thông minh và khéo léo của mình nên thành công ở những nghề như Luật, Kế toán, Dạy học, Buôn bán, Tiếp Thị, Kinh doanh
4- Lâm Quan : Chủ nhân nhà hàng, Giám đốc công ty, Trưởng phòng điều hành, những công việc chỉ định có tính cách chủ đạo
5- Đế Vượng : Tự mình làm chủ công ty hoặc cửa hàng hoặc một vị trí quyết định quan trọng, kể cả nghề nấu ăn, cấp dưỡng lao động, cơ quan xã hội.
6- Suy : Công việc tập trung ngắn hạn nhưng cần vững vàng, không có trách nhiệm cao.
7- Bệnh : Công việc không nên chọn làm quá căng thẳng và thích hợp với sở thích của mình.
8- Tử : Không nên kinh doanh mà chỉ hợp với những nghề liên quan đến văn chương, nghệ thuật.
9- Mộ : Khó chọn nghề nhất là cung này vì tính cách là hướng nội và không thích di chuyển. Rất cần được động viên và khi được thúc đẩy đúng thì thành công ở bất kỳ nghành nghề gì đã chọn. Chỉ cần sự cởi mở từ chính họ.
10- Tuyệt : Chỉ thích hợp cho Công nhân, lao động thường ngày
11- Thai : Giống như Trường sinh, đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật.
12- Dưỡng : Cũng như Mộ, rất khó chọn nghề cho đúng, vì rất cần sự chăm sóc và hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, xã hội. Vì tính cách không nhẫn nại, kiên trì nên khó theo đuổi một nghề nào nhất định.

Thí dụ, nếu can ngày của bạn là Giáp sinh tháng Tị là Bệnh thì tính cách của bạn rất hợp với công việc nhẹ nhàng, không phải là "đầu tàu" hay "mũi nhọn" nhưng không nên thay đổi nhiều. Vì tính chất của Mộc (Giáp Ất) ở tiết Lập Hạ bắt đầu suy nên không phụ đỡ cho Hỏa nhiều được, ngược lại rất sợ tiết khí mà cần Thủy để không bị quá suy.

Đấy là nói đến tâm tính của bạn, còn nghành nghề là môi trường hoạt động, thể hiện được tính chất của mình cũng là một điều khó tính. Có người may mắn được cha mẹ nâng đỡ hoặc chọn cho mình đúng hướng đi. Nhưng cũng có người phải tự chọn nghành nghề, tự bôn ba kiếm việc, phần nhiều cũng vì môi trường xã hội đòi hỏi. Vì thế sau một thời gian phải chuyển đổi công việc, đó là bình thường. Trong trường hợp đó, bạn nên xem lại qua tứ trụ và rút tỉa kinh nghiệm bản thân để có được một cái nhìn hợp lý hơn cho mình.

Mọi lời đoán dùm cho bạn đều mang tính tương đối mà thôi. Chính bạn mới hiểu được sự cần thiết nằm ở đâu. Chúng ta nên giúp nhau ở điểm này là đúng nhất.

Can ngày là chủ nhân của tứ trụ nên chọn nghành nghề theo ngũ hành là theo ngũ hành của nhật chủ. Còn dụng thần nói chung là để điều hòa tứ trụ theo vận khí và phương ăn chốn ở. Rất ít người nghiệm lý việc này nên cứ tính nghành nghề theo dụng thần. Có cái đúng, có cái không hợp lý. Vì Dụng thần cho người thân vượng khác với các cách phải tòng, hóa, nên đầu tiên chúng ta nên biết tính khí của mình thích hợp vào việc gì (bài ở trên). Sau đó là xem can ngày thích hợp (độ mạnh nhất) cho nghề thuộc lĩnh vực nào.

Đây là vài ý kiến cho ngũ hành thuộc CAN NGÀY, tức là chính bạn, chủ nhân của tứ trụ.

- Thủy : Nhâm, Quý -
Tính cách : rất thích nghi với hoàn cảnh
Phương hướng : Bắc
Mầu sắc : Đen, Xanh dương
Nghề nghiệp : Thông tin, dạy học, tin học, lái xe, đánh cá, thầy bói, giảng viên, y sĩ

- Mộc : Giáp, Ất -
Tính cách : tăng trưởng
Phương hướng : Đông
Mầu sắc : Xanh lá cây
Nghề nghiệp : Giáo dục lĩnh vực cao, soạn thảo, xuất bản, thêu may, trang điểm, thời trang, dược sĩ, chế thuốc bắc, kiểm lâm

- Hỏa : Bính, Đinh -
Tính cách : tích cực, hoạt động sôi nổi
Phương hướng : Nam
Mầu sắc : Đỏ, Cam
Nghề nghiệp : nhà hàng ăn, cất rượu, điện, chiêu đãi, giải trí, năng lượng

- Thổ : Mậu, Kỷ -
Tính cách : Vững bền, yên tĩnh
Phương hướng : Đông bắc, Tây nam, trung tâm
Mầu sắc : Vàng
Nghề nghiệp : xây dựng, chứng khoán, luật gia, các cấp lĩnh đạo, các lĩnh vực nghiên cứu

- Kim : Canh, Tân -
Tính cách : hướng nội, không di chuyển
Phương hướng : Tây, Tây bắc
Mầu sắc : Trắng, các màu của vàng bạc, kim khí
Nghề nghiệp : chế tạo kim khí, các lĩnh vực có tính chiến lược, xe hơi, nữ trang

Bạn kết hợp cả hai lại, sẽ thấy thí dụ như người có can ngày là Giáp có thể làm những công việc trong giáo dục chẳng hạn. Người này có thể rất thành công ở vị trí Giáo viên chủ nhiệm nhưng khi làm Hiệu Phó, Hiệu trưởng thì không có uy tín vì lý do sinh tháng Bệnh thì không thể nào chịu được sự căng thẳng, nặng nề được.

Luận Ngũ hành Sanh Khắc Chế Hóa

Sách: Uyên Hải Tử Bình -Chương 4-

Ngũ hành vượng khí:
Kim vượng đắc Hỏa,phương thành khí mãnh
(thí dụ Canh Tân trong mùa Thu là vượng khí, cần có Hỏa mới được luyện thành đồ dùng, ý là thành danh)
Hỏa vượng đắc Thủy,phương thành tương tể
(Bính Đinh vượng cần có Thủy mới nên công nên việc, có nghĩa là cần được chế hãm bớt sức mạnh để không quá kiêu căng)
Thủy vượng đắc Thổ,phương thành trì chiểu
(Nhâm Quý mùa đông cần có Thổ ngăn lại thành ao hồ, không thì trôi chảy không có bến bờ vô định)
Thổ vượng đắc Mộc,phương năng sơ thông
(Mậu Kỷ cần Mộc chế bớt thì mới mong hiển đạt)
Mộc vượng đắc Kim,phương thành đống lương
(Giáp Ất cần có Kim bao bọc, tài năng phi thường)


Cường Kim đắc Thủy,phương tỏa kì phong
(khí thế dữ dội, biến trá ghê gớm)
Cường Thủy đắc mộc,phương tiết kì thế
(hành động, thế lực vô song)
Cường Mộc đắc Hỏa,phương hóa kì ngoan
(làm càn bậy, tham lam, chơi đùa quá mức)
Cường Hỏa đắc Thổ,phương chỉ kì diễm
(lửa cháy cao, khí thế nồng nàn)
Cường thổ đắc Kim,phương chế kì hại
(gặp tai hại, bị ghen ghét)

Ngũ hành tương sanh
Kim lại Thổ sanh,thổ đa kim mai
(Kim nhờ Thổ sinh cho nhưng Thổ nhiều quá thì Kim bị vùi lấp trở thành ngu muội)
Thổ lại Hỏa sanh,hỏa đa thổ tiêu
(Thổ là con của Hỏa, nhưng hỏa nhiều thì thổ bị cháy khét)
Hỏa lại Mộc sanh,mộc đa hỏa sí
(Mộc nhiều thì hỏa càng cháy lớn; ý nói đạo tặc thêm mạnh)
Mộc lại Thủy sanh,thủy đa mộc phiêu
(Mộc là do Thủy sinh, nhưng thủy quá nhiều thì mộc trôi)
Thủy lại Kim sanh,kim đa thủy trọc
(Thủy nhờ Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì nước không trong, thủy đục)

Kim năng sanh Thủy,thủy đa kim trầm
(Thủy nhiều Kim chìm đắm sâu dưới nước)
Thủy năng sanh mộc,mộc thịnh thủy súc
(Mộc quá thịnh thì thủy co rút lại, hình thể tiêu tàn)
Mộc năng sanh Hỏa,hỏa đa mộc phần
(Hỏa nhiều Mộc cháy khét)
Hỏa năng sanh Thổ,thổ đa hỏa mai
(Thổ nhiều hỏa bị chôn vùi)
Thổ năng sanh Kim,kim đa thổ biến
(Kim nhiều Thổ biến đổi hình dạng)

Ngũ hành tương khắc
Kim năng khắc mộc,mộc kiên kim khuyết
(Kim khắc Mộc nhưng mộc cứng quá thì kim sứt mẻ)
Mộc năng khắc thổ,thổ trọng mộc chiết
(Mộc đi khắc Thổ nhưng thổ quá nặng thì mộc gẫy)
Thổ năng khắc thủy,thủy đa thổ lưu
(Thổ khắc Thủy nhưng nếu thủy lại quá nhiều thổ sẽ trôi giạt, như đất bùn)
Thủy năng khắc Hỏa,hỏa đa thủy nhiệt
(Thủy đi diệt Hỏa nhưng gặp hỏa mạnh thì thủy nóng sốt, ý nói mất cả bản chất lạnh của thủy)
Hỏa năng khắc Kim,kim đa hỏa tức
(Hỏa khắc Kim nhưng kim nhiều hơn thì hỏa tắt; ý nói mất tích hay bị tiêu mòn)

Kim suy ngộ Hỏa,tất kiến tiêu dong
(Kim đang suy mà gặp Hỏa sẽ bị tiêu tan)
Hỏa nhược phùng Thủy,tất vi tức diệt
(Hỏa yếu gặp thủy tất nhiên là tắt)
Thủy nhược phùng thổ,tất vi ứ tắc
(Thủy ít mà Thổ nhiều là bế tắc)
Thổ suy ngộ Mộc,tất tao khuynh hãm
(Thổ suy gặp mộc sẽ bị vùi lấp, hãm hại)
Mộc nhược phùng kim,tất vi khảm chiết
(Mộc đã yếu lại gặp kim thì gãy nát)

Sách "Tích Thiên Tủy" cũng nói đến sự cân bằng cần thiết của ngũ hành:

- Thổ sinh Kim, nhưng trong mùa Hạ hành Thổ táo khô, cần phải có Thủy nhuận thì Thổ mới sinh Kim được.

- Kim sinh Thủy, nhưng cuối Thu sang mùa Đông hàn lạnh, chi Kim thành đống băng nên không thể sinh Thủy được, cần phải có Hỏa ôn.

- Mộc sinh Hỏa, mùa Xuân cường tráng, cũng cần có Thủy nhuận có căn là mộc hỏa vừa phải không phát tán khí lực quá sớm.

- Thủy sinh Mộc, nếu hàn đóng băng thành đống, thủy chẳng sinh được cho Mộc, cần Hỏa cho Mộc được tiết khí thì mới phồn vinh.

Tức là về thể chất mà nói thì Hạ lệnh không thể không có Thủy, Đông lệnh không thể không có Hỏa. Vì thế mới nói rằng, Sinh chẳng phải là Sinh, Khắc Tiết cũng là Sinh.

Cần phải tỏ rõ sinh vượng khắc chế là nắm được cơ bản của sự vận động ngũ hành.