Để ý rằng khi nói đến Địa Chi thì không đề cập đến quan hệ tương sinh (thí dụ như không nói Tí sinh Mão, hay Thìn sinh Dậu..) mà chỉ luận đến quan hệ KHẮC, XUNG, HÌNH, HẠI của các chi lẫn nhau mà thôi.
Nhưng các Chi có hợp lại thành HỘI hay thành CỤC, cũng là nằm trong ý nghĩa của sự tương trợ, tương sinh cho nhau và chỉ có ảnh hưởng mạnh khi chúng tụ họp lại. Khi xét trong Tử bình, đầu tiên là xét Tam hội, sau đó là Tam hợp Cục, vì lý do khí của tam hội mạnh hơn khi chúng dồn về 1 phương hướng, khí của chúng "thuần" nên rất mạnh, còn Tam Cục thì do vòng trường sinh tạo thành, lẫn nhiều tạp khí.
Cát hay hung của Hội hay Cục là tùy theo tứ trụ. Có khi cần phải cần giải tán Hội, Cục để cứu lấy thân.
* Tam Hội
1) Phương Đông Mộc = Dần Mão Thìn
2) Phương Nam Hỏa = Tị Ngọ Mùi
3) Phương Tây Kim = Thân Dậu Tuất
4) Phương Bắc Thủy = Hợi Tý Sửu
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là thổ trung ương, theo tiết trời là những tiết cuối của 4 mùa.
* Tam Cục
1) Thủy Cục = Thân Tí Thìn
2) Mộc Cục = Hợi Mão Mùi
3) Hỏa Cục = Dần Ngọ Tuất
4) Kim Cục = Tị Dậu Sửu
Theo bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt của ngũ hành, thí dụ như hành Thủy trường sinh ở Thân (kim sinh thủy), vượng ở Tí (thủy đồng hành) và mộ ở Thìn (thổ cuối mùa Xuân), cho nên Thân-Tí-Thìn hợp lại thành Cục Thủy.
Các Thiên Can có quan hệ với nhau thì đầy đủ, có Sinh, có Khắc, có Hợp và Hóa. Chính vì thế mà dưới các Chi lại phải tìm Can tàng trong nó, tức là bản khí trời sinh ra của nó. Có Chi thuần khí, có Chi bị tạp khí. Nhưng chung quy là Tử bình xét qua Địa nguyên (CHI) tìm lại bản chất khí ban đầu của Thiên nguyên (CAN), và như thế cũng là tìm được Nhân nguyên (NGƯỜI).
Đó là thuyết Tam Tài. Thiên Can là trời cho, Địa nguyên là do sinh khí của đất, của cha mẹ tổ tiên, còn Can tàng ẩn trong địa chi đó chính là con người của ta nằm trong môi trường đang có. Vì thế nên luôn luôn có sản sinh ra cái mới mặc dù có sự lập lại của tứ trụ.
Đây là mấu chốt để hiểu tứ trụ là quan niệm của Tam Nguyên Vận Khí là như vậy.
Thứ Bảy
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét