Khi một hành yếu kém hoặc thiếu hẳn trong tứ trụ, có những mấu quan trọng:
- Hai hành hai bên trực tiếp có tác động mạnh, thí dụ như kim thiếu thì thổ và thủy "lên tiếng", có nghĩa là:
a/ Thổ không có chỗ để tiết khí (để sinh cho) thì sẽ đi khắc Thủy mạnh hơn; giả dụ như ăn học ra trường mà không có chỗ làm thì sẽ làm gì? Có người ra kinh doanh, có người thành công, người thất bại. Trong số thành công mấy ai thích thú thực sự với chuyện mình làm? Người thất bại đổ thừa số phận, hay là xoay trở khó khăn hơn. Nói chữ "khắc" hiểu là như vậy, tức là giải thích nhiều khía cạnh về tâm lý không hài lòng, phải cam tâm gắng chịu, hoặc thiếu phúc đức hơn thì suốt đời lao khổ.
b/ Thủy không có Kim hỗ trợ thì bị lực khắc của Thổ làm cho yếu đi và vì thế mà sinh cho Mộc không đủ, giống như mẹ mà bịnh thì con nhỏ bị lây trước hết. Giống như trên, thí dụ cho thấy điều thiếu may mắn như thế.
Trong tử bình lực đối xung không phải luôn luôn là xấu, ngược lại cần có chúng để sinh tồn (như Thổ và Thủy vậy), tuy vậy, nếu không có bảo hộ thì giống như nhà không có nóc vậy, bạn chạy đi đâu cũng không khỏi nắng.
Khi thiếu 1 hành trong trụ, nói về tính cách của con người là điều trước tiên vì chủ nhân của tứ trụ sẽ kiếm khuyết hẳn đặc điểm đó và sẽ có khuynh hướng "nghịch đảo", đơn giản thôi, đó là vì bản năng sinh tồn của con người là vậy, nếu không được sinh cho thì phải "khắc", phải vất vả, phải tìm kiếm, lao tâm lao lực mới sống được.
Tính cách được hình thành dần dần từ bản khí như thế đậm sâu qua môi trường sinh sống là xã hội, trong đó có gia đình, trừong học, bạn bè. Từ tính cách đó mới tạo nên số phận của bạn, không có gì khó hiểu.
Khi chúng ta còn nhỏ, rất hiếm khi hiểu được Dịch lý, chẳng có ai chỉ dạy điều thuận nghịch của trời đất, xã hội ngày nay Nho học đã tàn nên những điều này xem như là khách quan. Từ một nhân hai, nhân bốn, tiếp nối như vậy, một thế hệ nhanh chóng hình thành một tính cách đại chúng rồi. Có nói nhiều đi chăng nữa, thì lý luận cuả người học Dịch ngày nay khác xa thời trước, vì thế nên mà luận tính cách và số phận tùy thuộc vào môi trường sinh hoạt, cội rễ của nó là gia đình và phương hướng sinh sống, làm việc.
Vậy bậc cha mẹ tìm hiểu Dịch lý rất muốn cân bằng lại cho con cái điều kiếm khuyết này. Như thế nào?
- qua cách đặt tên cũng được, nhưng phải tìm thầy đồ, thầy Nho viết sang tiếng Hán, có ý nghĩa bổ sung thôi, quan trọng là không dài quá, không ngắn quá, không cần "nổ", "kêu" quá cũng không quá khiêm nhường. Để ý đến cách đọc tên, vần bằng trắc có đủ, ý nghĩa của tên là quan trọng nhất.
- lúc còn nhỏ thì cách ăn uống và chỗ ngủ là quan trọng vì thời gian của nó ở phương hướng đó chiếm nhiều nhất. Thiếu hành nào thì chú ý phương hướng của hành đó; thiếu mộc thì ngã về đông, đông bắc, thiếu kim thì để giường ngủ vào cung Đoài, phía Tây mà khỏi cần phải di chuyển hẳn đi nơi khác. Tránh gió lùa ở mé nào thì tùy theo nơi ở, và những điều căn bản nhất về vệ sinh, nhà ở thì cũng tùy chỗ sinh hoạt, nên theo đó là làm để khỏi lệ thuộc thái quá đâm ra "mê tín".
- sức khỏe của những trụ thiếu ngũ hành thường hay mất cân bằng, đầu tiên là hành thiếu, sau đó là hành nó đi khắc và hành khắc nó. Thí dụ: kim thiếu thì mộc và hỏa có tác động lên sức khoẻ, nên trẻ nhỏ hay đau đầu, suy nhược, mạch loạn, nổi ban sớm...
- tìm người có hành thích hợp mà ta thiếu để nương tựa vào, âm thì tìm dương, dương thì tìm âm. Bởi thế nên lâu nay có nhiều cách nói là "bán khoán", "làm con nuôi họ khác"... cũng không ngoài mục đích này. Nhưng phải là một thời gian dài và ở gần mới được. Vì tính cách của người kia sẽ điều hòa lại sự kiếm khuyết bên này. Rất dễ hiểu là ta hay nói đến chữ "đền bù", "lấp đầy"... và cảm thấy rất hài lòng.
Vì khi nói đến sự kiếm khuyết của một người, tại sao không nói đến sự dư thừa của người khác? Cả hai đều có "khuyết điểm" và khi kết hợp được với nhau thì rất tốt cho cả hai. Tất cả mọi việc trong trời đất hài hòa và duy trì được sự sống không ngoài hai mặt khác biệt, nhưng dựa vào nhau mà tồn tại: có nóng có lạnh, có sáng có tối...Không có thái cực nào mà lâu bền.
Tử bình giải thích vòng trường sinh âm dương, thuận nghịch là như vậy. Tại sao không thuận mà nghịch lại để làm gì? Nếu ai nhìn vào Bát quái đồ cho kỹ thì rõ ràng là thấy được điểm "gặp gỡ" của 1 ngũ hành trong vòng âm dương này: chúng tập hợp lại ở cung Đế vượng và Lâm quan.
Thứ Bảy
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bác viết rất hay ạ. Cảm ơn bác.
Trả lờiXóa